IV- KINH HẾT RỒI LẠI THẤY

 

 

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA

BÊNH-NGUYÊN

Đàn bà quả 49 tuổi, thì thiên-quý kiệt, không thấy kinh nữa. Nếu tắt rồi lại thấy, mà không có bệnh tật gì khác, thì đó là tại huyết hữu dư, không cần phải chữa chạy gì cả. Nếu đã tắt được 1 năm hay năm, ba năm, mà vì có chứng-bệnh khác lại thấy ra thì đó là bệnh. Có 4 nguyên-nhân sinh ra bệnh này :

  1. a) Huyết nhiệt, bách huyết vọng hành
  2. b) Mạch Xung – Nhâm hư tổn, huyết không kiên được
  3. c) Nộ khí thương can, can không tàng được huyết.
  4. d) Lo lắng, nghĩ ngợi làm tổn thương Tỳ, Tỳ không nhiếp được huyết.

BỆNH TRẠNG

1) Trong lòng nóng này buồn bực

2) Mặt đỏ, lưỡi đỏ, kinh ra sắc thắm.

3) Đêm ngủ không yên.

4) Tinh thần bải hoãi chân tay mỏi mệt.

5) Gân cốt đau nhức, kinh ra có lẫn cục.

6) Đầu vàng mắt hoa, mặt võ mình gầy, kinh ra sắc nhạt và it.

BIỆN CHỨNG

Bệnh đề lâu không chữa, hoặc chữa không phải phép, bệnh không giảm, thì người hư – càng hư, bệnh càng ngày càng nặng, huyết ra rất nhiều và không ngừng, gọi là huyết-băng, mồ hội toát ra lạnh cả người, thất tinh lạc, tính mạng nguy trong giây lát, bất trị,

PHÉP CHỮA

1) Trong lòng nóng-nảy buồn bực, mặt đỏ bừng đêm ngủ không yên, lưỡi đỏ, kinh ra sắc đỏ thẫm, nên dùng bài ” Cầm-tâm-hoàn” (6) cùng một lúc với bài ” Ích-ẩm tiễn” (7). .

2) Tinh-thần bải hoải, chân tay rời rã, mặt võ mình gầy, kinh ra loãng ít mà sắc nhợt, nên dùng bài « Thập-tòan-đại- bồ » (Xem bài số 10 chương 1, điều kinh) và ” Bát trân thang ” (8). .

3) Gân cốt đau nhức, trong bụng óc-ách khó chịu, kinh ra nhiều và lẫn những cục huyết đọng, nên dùng bài « Tiêu-dao-tán » (Xem bài số 22, chương 1, điều kinh) cùng với bài “Quy-tỳ-thang ” (9).

4) Kinh ra nhiều như băng, mắt hoa đầu vàng, tinh-thần mỏi mệt, chân tay buồn bã, đêm ngủ. không yên, mình gầy mặt võ, nên dùng bài ” Quytỳ-thang ” (9) hay « Thập-toàn đại bổ » (Xem bài số 10, chương 1 điều kinh). (5) Bệnh biến chứng thành Huyết-băng thì mau dùng ” Độc-sâm-thang ” (10) đồ vào miệng. Đợi cho chỉ mồ-hôi, tinh thần tỉnh táo lại, cho uống « Thập toàn-đại-bồ thang gia Tam-thất”(11).

ĐIỀU DƯỠNG

1) Hết sức kiêng giận dữ nóng nảy. Nên giữ cho người luôn-luồn thư thái vui hòa.

2) Kiêng ăn các thức, cay, nóng, sào, nướng, kícli-thích, gà, ngan, cua, ba-ba v.v…  3) Khỏi bệnh rồi, cũng cần bồ-dưỡng thêm. Nếu người huyết nhiệt, thì nên dùng bài « Đại-bổ-âm hoàn ) (12) Người Tỳ hư nên thường dùng bài ” Thập-toàn đại-bồ thang ” (xem bài số 10, chương I Điều-Kinh).  Người còn hư thì nên dùng bài ” Toan-táo Thược-dược thang ” (13). Người mạch Xung-Nhâm hư-tồn thì nên dùng bài « Bát-trân thang » (8).

 

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA

Theo:” Đông Y thực hành Phụ khoa” của Lê Cường (1952).

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.