ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY:TRÀO NGƯỢC NGUYÊN NHÂN VÀ NGHIỆM PHƯƠNG
(Ẩu Thổ)
Trào ngược là bệnh Dạ Dày thường thấy. (Trừ trường trẻ em – Nhũ Nhi do cấu tạo Dạ Dày nằm ngang nên dễ nôn chớ). Nguyên nhân, phần lớn là do 2 nguyên nhân chính sau:
– Nguyên nhân do thể trạng bẩm tố, do tiêu hóa không tót trong Dạ Dày nhiều acid dịch Vị nên lờm lượm dễ nôn ra, thành bệnh “Ẩu Thổ”.
– Nguyên nhân, do Dạ Dày bị trúng độc, bệnh ở Gan, các tạp bệnh ở ổ Bụng, bệnh Khái thấu liên quan đến vị giác, Thần kinh suy nhược…dẫn đến bệnh “Ẩu Thổ”.
Bệnh nôn mửa ở Trẻ em 9-10 tuổi do ăn quá nhiều, vô luận là trẻ lớn hay bé đều phát sinh ra chứng nôn mửa, khó trị, kế phát các chứng đau Dạ Dày, đau Đầu, nhiều điều không thể diễn tả hết được. Chứng “Ẩu Thổ’ khác với ” Phiên Vỵ”. “Phiên vị ” là do bệnh kiểu cách liên quan đến vùng Cổ. “Ẩu Thổ’ và tiết tả có quan hệ với nhau, cho nên nói là Thượn Thổ, hạ Tả là có liên quan về mặt tật bệnh. Trong Dạ Dày có bệnh nôn mửa không ngừng, trong đường Ruột có bệnh đi Tả không ngừng. Nhưng Dạ Dày bị bệnh cũng thấy đi Tả, đường Ruột bị bệnh cũng thấy nôn mửa.
+ Bài 1
– chủ trị: nôn khan.
Sinh khương.
Lúc nôn mà dùng là hữu hiệu.
+ Bài 2
– Chủ trị: Nôn mửa, kéo dài dẫn đến bệnh “Thổ Nghịch”.
Sinh khương 1 lạng
Xuyên luyện 4 phấn
Sắc uống, đun lâu một chút.
+ Bài 3 gọi là:” Ôn Vỵ bình Can pháp”
– Chủ trị: Vỵ Trường suy nhược, ăn lâu không tiêu dẫn đến Nôn mửa.
Nhâm sâm 0.5 tiền
Can khương 1 tiền
Đinh hương 1 tiền
Bán hạ 4 tiền
Thanh bì 0.5 tiền
Bạch Thược 3 tiền
Sắc uống
Trong bài có Nhân sâm bổ khí, Can khương, Đinh Hương ôn Vỵ chỉ nôn, Bạch thược tả Can hỏa, Thanh bì sơ Can khí. Toàn bài có tác dụng ôn Vỵ bình Can. Bài này dùng trong trường hợp Vỵ Trường suy nhược, Can Mộc khắc Thổ, ăn uống không tiêu sinh ra nôn mửa.
Theo:”中国名医验方汇编之胃病 – Trung Quốc danh Y nghiệm phương hố biên chi Vỵ bệnh”.