Ngộ độc phospho

Đại cương về chuyển hoá phospho: Phospho là một thành phần chính của xương và của mọi tổ chức khác, dưới dạng nhất định, liên quan đến hầu hết mọi quá trình chuyển hoá. Khối lượng toàn phần của phospho ở người lớn bình thường khoảng 32 mol (1 kg), trong đó 85% là ở trong xương.

Có khoảng 1% phospho ở huyết thanh. Nồng độ phospho huyết thanh phản ánh toàn bộ phospho chứa trong cơ thể. Phospho tồn tại trong cơ thể dưới dạng phosphat, nhưng trong huyết thanh nó tồn tại dưới dạng orthophosphat vô cơ, với nồng độ khoảng 3 – 4 mg/dl giá trị nâng cao hơn ở trẻ em và phụ nữ sau mãn kinh. Định lượng phospho tốt nhất là vào thời điểm không thay đổi giữa các lần định lượng vì nồng độ phospho thay đổi nhiều trong ngày thấp nhất là và buổi sáng, bữa ăn chứa nhiều carbonhydrate và truyền glucose.

Sự hấp thu phospho cho vitamin D chi phối, còn bài suất phospho cho PTH điều hoà.

Tăng phospho huyết

Nguyên nhân:

+ Suy thận

+ Suy cận giáp

+ Giả suy cận giáp

+ Tiêu cơ vân

+ Hội chứng tiêu khối ung thư

+ Nhiễm toan chuyển hoá

+ Dùng nhiều thuốc tiêm truyền tĩnh mạch dưới dạng muối phosphat

A- Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng gần như hạ calci huyết (đã mô tả trong phần hạ calci huyết).

Có tình trạng lắng đọng calci ở các mô mềm, bao gồm mạch máu, da, thận, giác mạc, bao khớp. Tăng phospho nặng có thể dẫn đến thiếu máu mô, tăng phospho mạn tính dẫn đến chứng loạn dưỡng xương.

B- Điều trị

Ăn kiêng phosphate: cần hạn chế trong bữa ăn, chỉ từ 600 – 900 mg/ngày.

Uống các thuốc gắn phosphate

Calcium carbonate liều ban đầu 0,5 – 1g uống trong bữa ăn có thể tăng dần liều sau 3 – 4 tuần, liều tối đa 3 g/ngày. Giữ nồng độ phospho máu 4,5 – 6 mg/dl cần định lượng thường xuyên calci và phospho máu để chỉnh liều, tránh các tác dụng phụ như calci lắng đọng ở mô mềm.

Sevelamen là chất gắn phosphate tránh được lắng magie, calci huyết, ngộ độc nhôm.

Aluminum hydroxide và aluminum carbonate.

Calcium citrate.

Truyền dung dịch muối: ở bệnh nhân không có suy thận tình trạng tăng phospho máu có thể được điều trị bằng truyền dung dịch muối NaCl 0,9%.

Thận nhân tạo.

II. Hạ phospho huyết

Nguyên nhân: Có thể gây ra do

+ Giảm hấp thu ở ruột

+ Tăng đào thải ở thận

+ Tăng phân bố phosphat ở tế bào

+ Nhiễm kiềm hô hấp

+ Uống các chế phẩm gắn phosphat

+ Bỏng nặng

+ Hội chứng phục hồi dinh dưỡng

+ Điều trị tăng nhiệt

+ Suy thận cấp

+ Hội chứng Fanconi

+ Truyền glucose

+ Chế độ ăn thiếu vitamin D

A- Lâm sàng

Các triệu chứng chỉ xảy ra nếu phospho huyết thanh < 1 mg/dl.

Yếu cơ, suy hô hấp, liệt

Suy tim

Lú lẫn, hôn mê

Tiêu cơ

Rối loạn chức năng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.

Nhiễm toan chuyển hoá.

B- Chẩn đoán

Nguyên nhân thường rõ ràng, nồng độ phospho trong nước tiểu cũng giúp cho chẩn đoán nếu > 100 mg/ngày kết hợp với tiền sử gia đình, nồng độ calci máu, PTH.

C- Điều trị

Hạ phospho mức độ vừa (1 – 1,2 mg/dl) thường không có triệu chứng và không cần điều trị, có thể chỉ cần cung cấp phosphate đường uống 0,5 – 1g/ngày.

Hạ phospho nặng

Muối phosphat natri hoặc phosphat kali 15 mmol cùng 100 ml NaCl 0,9% truyền trong 60 phút sẽ nâng được khoảng 0,6 – 1,2 mmol/l phospho huyết.

Cần lưu ý sữa là nguồn cung cấp phospho lý tưởng. Trong quá trình điều trị nên theo dõi thường xuyên nồng độ kali, magie và phospho máu. Khi uống được cần ngừng truyền tránh làm tăng phospho trong máu vì sẽ làm hạ calci máu nghiêm trọng và gây lắng đọng tinh thể tại các tổ chức quan trọng như mạch máu, ruột, thận, tim. Ngăn cản sự khuếch tán gây tử vong đã xảy ra đặc biệt là nếu bệnh nhân đang bị nhiễm kiềm

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.