ĐÔNG Y CHỮA LƯỠI KHÔ NỨT
Biện chứng Đông y:
Thử thấp phục hoả, thương âm hoá táo.
Cách trị:
Dục âm, thanh hoả, nhuận táo.
Đơn thuốc:
Gia vị Dục âm nhuận táo ẩm.
Bài thuốc:
Sinh địa (tươi) 30g, Hạn liên thảo 24g, Nữ trinh tử 24g, Hồng đằng 24g, Bồ công anh 24g, Bản lam cân 24g, Hoàng cầm cúc 9g, Xuyên bốì 9g, Đại thanh diệp 9g, Câu kỷ tử 12g, Thạch hộc 12g, Hổ phách (bột) 6g. sắc uổng mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng:
Từ XX, nữ, 60 tuổi. Thể chất hư nhược, trung khí hư, thường thấy nướu răng khô, chảy máu. Mùa hạ bị cảm nắng, đến mùa thu là thời điểm của táo khí, đột nhiên miệng đắng, họng khô, lưỡi nứt nẻ, ăn nuốt khó khăn, thần chí không ổn định. Khám mạch bên trái Hư Sáp, mạch bên phải Huyền Sác, lưỡi đỏ sẫm, sáng, không rêu. Nguyên nhân bệnh do thừ thấp phục hoả, làm tổn thương âm dịch, hoá thành táo.
Phép trị là dục ám, thanh hoả, nhuận táo, dùng Gia vị Dục âm nhuận táo ẩm, phối hợp thuốc bôi ngoài: Thanh đại 6g, Hoàng bá 6g, Tây ngưu hoàng 0,3g, Bột hổ phách l,5g. Tán bột, dùng dầu thơm trộn đều bôi lên lưỡi. Sau khi uống 4 thang, chất lưỡi chuyển sang nhạt, vết nứt giảm, ăn cháo được, nhưng họng còn khô, đau, mạch bình thường. Dùng bài trên bỏ Sinh địa, Cúc hoa, Bối mẫu, Hồng đằng, Bồ cổng anh, Đại thanh diệp, thêm Sa sâm 9g, uống 4 thang, khỏi bệnh.
Nhận xét:
Táo (khí) ỉà một trong lục dâm gây bệnh, nó làm tổn thương âm dịch, gây cảm giác miệng, lưỡi, môi, răng, họng đều bị khô. Bệnh trên do chính khí hư nhược, răng chảy máu cũng là chứng táo. Vào mùa hạ, cảm phải thử thấp, mùa thu tiết trời mát, thử thấp hoá thành táo, miệng đắng, họng khô, lưỡi nứt nẻ, đều là chứng táo. Lâm sàng điều trị cần nhuận táo. Nếu quân hoả và tướng hoả giao nhau, thì cần dục âm để tức hoả, nhuận táo. Phương pháp ngoại khoa là để tư doanh, dưỡng dịch, phôi hợp với cách trị của Ngân giáp tiễn, hỗ trợ có Thanh đại, Ngưu hoàng dùng bôi, thu được kết quả nhanh (Vương Vị Xuyên – tỉnh Tứ Xuyên).