Bệnh Dương Minh trúng hàn
Điều 196. Bệnh dương minh nếu trúng hàn khống ăn được, tiêu tiện không lợi, chân tay ra mồ hôi dâm dấp, đấy là muốn thành bệnh “cổ hà”. tất đi ngoài đầu rắn, sau nhão, sở dĩ như vậy là vì trong dạ dày lạnh, cơm nước không phân biệt cho nên như thế.
Tóm tắt:
Dương minh trúng hàn muốn phát bệnh “cố hà”.
Thích nghĩa:
Người bình thường vị dương không đủ lại cảm hàn tà dương ở trung tiêu kém, làm cho công năng hoá khí hành thuỷ bị trở ngại, cho nên xuất hiện chứng trạng ăn không được, tiểu tiện không lợi, chân tay dâm dấp ra mồ hôi giống như chứng dương minh lý thực. Nhưng đằng kia thì táo nhiệt thịnh ở trong, tân dịch bốc mà ra ngoài; đằng này thì âm hàn thịnh ở trong, dương khí không vững chắc mà tiết ra ngoài.
Bởi vì chân tay bẩm khí ở tỳ vị cho nên ra nhiều mồ hôi phần nhiều thấy ở chân tay, vẫn phải chú ý tiểu tiện lợi hay không lợi (nếu tiểu tiện lợi thì thuộc dương minh, không lợi thì thuộc thái âm). Đây tức là ý nghĩa câu “Thực thời dương minh, hư thời thái âm”.
Các chứng kể trên tự nhiên thành chứng tỳ vị trên thấp dưới táo, gây nên đại tiện đầu rắn sau nhão, có thể muôn gây nên bệnh “cố hà”. Nguyên nhân chủ yếu gây nên là do cái cớ trong dạ dày lạnh, đi ngoài đồ ăn chưa tiêu còn lẫn với nước.
Ghi chú:
– “Cổ hà” là một thứ bệnh do ấm lạnh không thích đáng, thuỷ cốc không tiêu, cùng với khí của tạng va chạm nhau, kết ở trong bụng.
– Cơm nước không phân biệt: trong khi đi ngoài đổ ăn còn nguyên không hoá, cũng hỗn hợp với chất nước mà ra.