Tử Thảo: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng – 紫草副作用
Tên dùng trong đơn thuốc:
Tử thảo, Tử thảo căn, Tử thảo nhung.
Phần cho vào thuốc:
Rễ.
Bào chế:
Lấy nguyên vị thuốc này chọn bỏ tạp chất, cắt thành từng đoạn ngán để dùng.
Tính vị quy kinh:
Vị ngọt, mặn, tính hàn. Vào ba kinh: can, thận, tâm bào lạc.
Công dụng:
Lương huyết giải độc, hoạt huyết hoạt tràng.
Chủ trị:
Chữa đại tiện bí kết do huyết nhiệt mà sinh ra ban, sởi, hoặc những nổt sởi không mọc ra được, hoặc đã mọc ra nhưng trông tím ngắt, đại tiện bí kết và chứng nhiệt độc trong huyết bốc lên.
ứng dụng và phân biệt:
Khí vị của Tử thảo đắng hàn mà sắc tía đi vào huyết, có thể thanh giải nhiệt tà ở phần huyết. Chí dùng một vị thuốc này hoặc cùng dùng với Cam thảo để phòng ngừa bệnh sởi, có thể giảm nhẹ độc ở phàn huyết và nếu co’ bị truyền nhiễm lây lan cũng không nghiêm trọng.
Kiêng kỵ:
Nếu nhiệt ở phần khí hoặc tỳ vị hư hàn, đại tiện hoạt lỏng và nốt sởi đã mạc hết và đỏ trơn thì kiêng dùng
Liêu lượng:
Một đòng năm phân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Tử thảo ẩm (Kinh nghiệm lương phương) chữa trẻ nhỏ bị lên sởi đậu, ba bđn ngày rồi mà nốt sởi đậu vẫn lờ mờ chưa mọc ra được, sắc đỏ, đại tiện bí.
Tử thảo một vị, lấy một chén nước đun sôi nhiều dạo, ngâm Tử thảo vào đậy kín lại, không đế hả hơi, sau đó uống ấm, nếu đại tiện dễ đi rồi thì không được uống. Sắc lên uống cũng được.
Tham khảo:
Tử thảo có thể thanh huyết nhiệt, có tác dụng hoạt tràng. Uống Tử thảo để phòng ngừa chứng sởi, hay nhuận đại tràng, cho.nên chì uống một vị Tử thảo thường hay tăng số lần đi đại tiện.