Sự phát triển về thể lực và trí não trong những năm đầu đời của trẻ luôn là mối bận tâm của các bậc làm cha, mẹ. Cuộc sống dù khó khăn đến đâu cha mẹ vẫn luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho những đứa con thương yêu của mình, thật hạnh phúc biết bao khi nghe con gọi bi bô “tiếng ba, tiếng mẹ Rối loạn phát triển ngôn ngữ ngày càng phổ biến ở trẻ trong đó chứng chậm nói hiện đang là mối lo âu của nhiều bậc phụ huynh và những người thân trong gia đình trẻ… Những mốc quan trọng về phát triển ngôn ngữ

Thời Điểm

Lời Nói – Ngôn NGữ

0-3 tháng Phát âm theo bản năng những thanh âm vô nghĩa
6 tháng Bắt đầu bập bẹ các âm môi như pa-pa, mama…bắt chước lại các âm mà trẻ đã nghe được. Có khả năng diễn tả một số tình cảm qua nét mặt.
12 tháng Nói được những từ đơn như: bố, mẹ, bà… diễn tả một số nhu cầu qua các từ đơn: măm măm’ ị, bô, bánh, cơm…giao tiếp xung quanh qua cử chỉ, chỉ được các đồ vật mà ưẻ muốn
18 tháng Có vốn từ khoảng 10-20 từ nhưng có khả năng hiểu gấp 10 lần khả năng nói (vai trò quan trọng của môi trường xung quanh). Nói được những từ có liên quan đến hoạt động và nhu cầu cơ thể, nói được những từ đôi: măm chuối, bố bế, mẹ bế, đi về …nhắc lại các câu đơn giản: hoan hô bé, mẹ đâu rồi.. .Nhận biết sơ đồ cơ thể
2 tuổi Có số vốn từ trung bình khoảng 200 từ mà 2/3 là danh từ, nói những câu ngắn: bố đi làm, mẹ đi chợ, rửa chân tay… Có ý thức tự chủ, tự biết tên mình, nhưng chưa phân biệt được cái gì của mình, cái gì của người khác (tính duy kỷ: cái gì nắm trong tay là của mình)

Nói được những câu ngắn, có chủ từ, động từ. vốn từ phát triển nhanh chóng (nếu có được môi trường giao tiếp thích hợp) Nói được khoảng 200 từ, hiểu được 1.000 từ, biết hát các bài hát ngắn, đọc các câu thơ, câu vè có vần điệu. Kể lại các câu chuyện ngắn dù chưa hiểu nội dung.

Nguyên nhân và mức độ chậm nói ở trẻ em

 

Nguyên Nhân

Yếu Tố Môi Trường (Môi Tường Xung Quanh)

– Mất thính lực chính là nguyên nhân đầu tiên.

– Do di truyền, chấn thương sọ não, viêm não, động kinh, dị tật cơ quan phát âm, viêm thanh quản, viêm tai giữa.

– Chậm phát triển tâm thần.

– Người cha uống rượu nhiều cũng có thể làm tinh trùng suy yếu, và ảnh hưởng lên phần não điều khiển ngôn ngữ khi bào thai phát triển.

– Trẻ xem ti vi quá nhiều, chơi đồ chơi một mình, bố mẹ ít nói chuyện với con, khiến cho trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, không có sự phản hồi trong một thời gian dài sẽ làm trẻ chậm nói.

– Thiếu tình thương của bố mẹ, trẻ bị ngược đãi.

– Bố mẹ phó mặc con cho người giữ trẻ không có thời gian trò chuyện với trẻ, trẻ không có cơ hội được nói. Trẻ bị tách ra khỏi môi trường xung quanh tạo cơ hội bắt chước.

– Trẻ suy dinh dưỡng, sinh đôi, sinh ba (hơn 50% các cặp sinh đôi, sinh ba bị chậm nói)

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Bé trai thường phát triển khả năng nói chậm hơn bé gái, khoảng từ 1 đến 2 tháng. Lúc bé 16 tháng, bé trai sử dụng trung bình khoảng 30 từ, trong khi bé gái có khuynh hướng dùng đến 50 từ.

Mức độ chậm nói ở trẻ

Nhẹ: ít nói, nói từng từ, thích chơi đồ chơi.

Nặng: Không nói được, không thích chơi đồ chơi.

Những gợi ý nhận diện trẻ chậm nói

  • tuổi: không hề bập bẹ hoặc bắt chước nói theo những câu nói của bạn.

18 tháng: trẻ không hề nói dù chỉ là một từ hoàn chỉnh.

  • tuổi: trẻ chỉ nói một vài từ và giao tiếp hầu hết chỉ thông qua những tiếng càu nhàu và chỉ trỏ, hoặc trẻ bỗng mất hẳn kỹ năng ngôn ngữ của mình.
  • tuổi rưỡi: chỉ nói được những âm đơn lẻ, nói không rõ ràng cả từ hoặc vốn từ ít hơn 50 từ.
  • tuổi: người lạ không hiểu được lời trẻ nói hoặc khi nói chỉ sử dụng một cụm gồm 2 từ đơn giản.

Can thiệp cho trẻ chậm nói

Tùy theo mức độ nặng nhẹ trẻ chậm nói được can thiệp theo 4 cấp độ sau đây:

Cấp độ 1: can thiệp tại gia đình, phụ huynh sẽ được hướng dẫn cách can thiệp thông qua đồ chơi, thông qua giao tiếp giữa những người thân trong gia đình để huấn luyện về mặt ngôn ngữ, trẻ sẽ được theo dõi sự tiến bộ và khám lại tại bệnh viện mỗi 1-3 tháng. Cấp độ 2: cho trẻ đi học mẫu giáo bình thường, nhưng quan trọng hơn bố mẹ phải quan tâm nhiều đến trẻ, dành nhiều tình cảm trong việc nỗ lực thúc đẩy ngôn ngữ trẻ phát triển.
Cấp độ 3: nếu thấy trẻ nói rất chậm so với tuổi, trẻ cần được can thiệp tích cực bằng việc tìm cho trẻ một cô giáo riêng trong việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Cấp độ 4: cần sự phối hợp của một cô giáo ngôn ngữ, một nhà tâm lý và sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa, trẻ thường được đưa đến bệnh viện để bác sĩ về tâm lý, ngôn ngữ có những phương pháp tư vấn và chữa trị tích cực.
Nguyên tắc chung của những cấp độ can thiệp nêu trên là tạo điều kiện tối đa cho trẻ được tiếp xúc với môi trường xung quanh, có bạn bè, có thầy- cô giáo nhằm kích thích trẻ có sự phản hồi lại những gì trẻ nghe thấy, nhận thức được.

Gia đình hiện đại ngày nay bị tác động rất nhiều bởi cuộc sống thương mại hóa, cha mẹ có quá ít thời gian dành riêng cho đứa con thân yêu của mình, mặt khác sự bùng nổ quảng cáo trên truyền hình cũng như sự hấp dẫn của nhiều loại đồ chơi thời hiện đại đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi phát hiện con mình chậm nói cha mẹ không nên quá lo lắng mà nên sớm cho trẻ đến các cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám và chữa trị đúng cách, đặc biệt tình yêu thương và mối quan tâm sâu sắc của cha mẹ chính là một động lực tích cực giúp trẻ dần dần hòa mình vào môi trường xung quanh, trẻ nhận biết được chính mình, biết phản hồi lại những gì mình nghe thấy và cảm nhận được thông qua lời nói đó cũng chính là lúc cha mẹ cảm nhận được niềm hạnh phúc thiêng liêng từ trái tim mình.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.