Châm cứu chữa Hysteria

Ý Bệnh – Bệnh Tâm Căn Hysteria – Hystérie – Hysteria)

A. Đại cương

Là 1 loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, lứa tuổi thanh và trung.

Đặc Tính của bệnh này là biểu hiện phản ứng tình cảm mãnh liệt nhưng không ổn định, dễ bị ám thị hoặc tự kỷ ám thị.

Y học cổ truyền. xếp vào loại ‘Tạng Táo’.

B. Nguyên nhân

Thường do chấn thương tinh thần gây ra.

Do thất tình quá độ: uất ức, phẫn nộ, thương cả m… quá mức làm cho khí cơ vận hành không thông suốt, khí uất lại gây ra bệnh.

Khí nghịch, đờm làm tắc kinh lạc, che mất thanh khiếu.

C. Triệu chứng

Thường gặp 3 loại: về Tinh Thần, Vận Động và Cảm Giác.

a- Chứng Trạng Tinh Thần: lúc hưng phấn thì lúc khóc lúc cười, nói huyên thuyên, tay chân múa loạn liên tục nhiều giờ hoặc vài ngày, sau đó lại trở lại bình thường. Cũng có khi có cảm giác sai lạc đối với các vật chung quanh. Lúc ức chế thì ngủ nhiều, nằm yên 1 chỗ, gọi không thưa. Cũng có khi tự nhiên người cứng như gỗ, nhưng một thời gian ngắn lại trở lại bình thường.

b- Chứng Trạng Vận Động: nói khó, mất tiếng, tay chân có thể run rẩy, co rút, mất cảm giác. Cũng có khi xuất hiện các động tác khác thường như nháy mắt, lắc đầu, vẹo cổ, cào cấu…

c- Chứng Trạng Cảm Giác: tự nhiên không còn biết gì nữa, tai điếc, họng cứng như bế tắc (dù kiểm tra không thấy có gì).

Theo Y học cổ truyền:

Chứng trạng tinh thần ở trên gọi là “Tạng Táo”.

Chứng không biết gì nữa, mất tiếng, tai điếc, tê bại, mất cảm giác thì thuộc chứng “Bách Hợp”.

Ngủ mê mệt, người cứng đờ, ngồi lâu không động đậy, tinh thần uất ức, họng cứng nghẹt, thì thuộc chứng “Uất”.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh tâm, an thần, tiết Hoả, giáng trọc và tùy theo chứng trạng mà chọn huyệt dùng cho thích hợp.

Huyệt chính: Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) + Nhân Trung (Đc.26) + Hậu Khê (Ttr.3) .

Huyệt Phụ: Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3), Thiếu Thương (P.11) + Đại Lăng (Tb.7) + Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chung (Th.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Y Lung + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Phong (Ttu.17) + Thiên Đột (Nh.22) + Tinh Minh (Bq.1) + Ty Trúc Không (Ttu.23) + Bá Hội (Đc.20) + Thiếu Hải (Tm.3).

Châm kích thích vừa, không lưu kim.

Trừ các huyệt chính ra.

Lúc phát cơn điên giản hoặc tê bại, có thể phối Khúc Trì (Đtr.11), Thiếu Thương (P.11), Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Hoàn Khiêu (Đ.30), Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3) .

Xuất hiện chứng cứng đờ, ngủ như chết: thêm Đại Lăng (Tb.7), Dũng Tuyền (Th.1), Bá Hội (Đc.20) .

Họng nghẹn: phối Chiếu Hải (Th.6), Thiên Đột (Nh.22).

Mắt mờ: thêm Tinh Minh (Bq.1), Ty Trúc Không (Ttu.23).

Tai điếc: thêm Nhĩ Môn (Ttu.21), Ế Phong (Ttu.17), Y Lung.

Mất tiếng: thêm Thiên Đột (Nh.22).

Cười khóc: thêm Đại Lăng, Thiếu Thương (P.11), Đại Chung (Th.4), Tam Âm Giao (Ty.6) .

Mỗi lần châm 3 – 5 huyệt. Châm mỗi ngày hoặc 2 ngày châm 1 lần.

2- Thích khóc: Bá Hội (Đc.20) + Thuỷ Câu (Đc.26) (Thần Ứng Kinh).

3- Ưa nằm: Ngũ Lý (C.10) + Thái Khê (Th.3) + Đại Chung (Th.4) + Chiếu Hải (Th.6) + Nhị Gian (Đtr.2) (Phổ Tế Phương).

4- Thần Môn (Tm.7) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

5- Đại Lăng (Tb.7) + Thần Môn (Tm.7) + Bá Hội (Đc.20) đều tả, Dũng Tuyền (Th.1) + Tâm Du (Bq.15) đều bổ (Châm Cứu Trị Liệu Học).

6- Lúc lên cơn:

Nhóm 1: Côn Lôn (Bq.67) + Hậu Khê (Ttr.3) .

Nhóm 2: Nhân Trung (Đc.26) + Hợp Cốc (Đtr.4) xuyên Lao Cung (Tb.8) .

Nhóm 3: Bá Hội (Đc.20) + Nội Quan (Tb.6) xuyên Ngoại Quan (Ttu.5) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

7- Nhân Trung (Đc.26) + Thần Môn (Tm.7) + Bá Hội (Đc.20) + Trung Quản (Nh.12) + Đại Lăng (Tb.7) + Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chung (Th.4) + Tâm Du (Bq.15) … Thêm Thái Xung (C.3), Hợp Cốc (Đtr.4), Hậu Khê (Ttr.3), Phong Long (Vi.40) (Châm Cứu Học Thủ Sách).

8- Nhân Trung (Đc.26) + Cân Súc (Đc.8) + Nội Quan (Tb.6) + Linh Đạo (Tm.4) + Thần Môn (Tm.7) + Thân Trụ (Đc.12) + Tâm Du (Bq.15) + Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chung (Th.4) + Phượng Nhãn + Cự Khuyết (Nh.14) + Trọc Dục + Tý Trung + Trung Tuyền (Châm Cứu Học HongKong).

9- Bá Hội (Đc.20) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Dũng Tuyền (Th.1) + Phong Long (Vi.40) + Túc Tam Lý (Vi.36) (‘Phúc Kiến Trung Y Dược’ số 26/1985).

10- Thần Môn (Tm.7) + Thông Lý (Tm.5) phối hợp với Thái Xung (C.3), Đại Lăng (Tb.7), Túc Lâm Khấp (Đ.41), Thái Khê (Th.3) (‘Thiên Tân Trung Y Tạp Chí’ số 31/1985).

11- Bá Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hành Gian (C.2) (‘Sơn Đông Trung Y Tạp Chí’ số 14/1985).

Can uất khí trệ: sơ can, giải uất, lý khí, ninh Tâm: châm tả Chi Câu (Ttu.6) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) + Nhân Trung (Đc.26) + Hành Gian (C.2).

Buồn uất làm tổn thương Thần: dưỡng Tâm an thần: châm bình bổ bình tả Nhân Trung (Đc.26) + Thiếu Thương (P.11) + Thần Môn (Tm.7) + Lao Cung (Tb.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

Bài trướcChâm cứu chữa trị chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em
Bài tiếp theoChâm cứu chữa Ho gà

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.