ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA:

XÉT NGHIỆM NỘI TIẾT TỐ (KÍCH TỐ)

 

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA: biểu đồ các nội tiết tố với quá trình rụng Trứng.

Trích thư hỏi:

    Do 5 năm không có thai, tôi đến bệnh viện để kiểm tra. Tôi phải xét nghiệm sáu thứ kích tố. Mỗi loại xét nghiệm rút 7ml máu, xin hỏi có cần thiết làm như thế không?

Trả lời:

Rút một lượng máu như trên, chỉ chiếm 1/1000 trong  toàn cơ thể là hết sức bé nhỏ. Sự xét nghiệm sáu kích tố nói trên gần như tiêu biểu cho toàn bộ kích tố sinh dục. Chúng tôi xin nói rõ sự cần thiết đối với việc xét nghiệm sáu loại kích tố để như sau:

A.kích tố thúc đẩy noãn bào hoàn chỉnh (FSH):

Có chức năng chủ yếu là thúc đẩy cho buồng trứng và noãn bào phát triển hoàn chỉnh. Nồng độ FSH trong máu trước thời kỳ rụng trứng là 1,5 đến 10 UI/ml (Đơn vị quốc tế |ml); trong thời kỳ rụng trứng có từ 8 đến 20 UI/ml; sau thời kỳ rụng trứng có từ 2 đến 10 UI/ml. Nói chung, có từ 5 đến 40 UI/ml là bình thường, thấp hơn 5 UI/ml là thấp một cách khắc thường. Trái lại, nếu cao hơn 40 UI/ml là cao khác thuờng FSH thấp thường thấy trong thời gian trị liệu bằng kích thích tố nữ hoặc kích thích tố bào thai v… FSH cao thường thấy trong trường hợp buồng trứng suy nhược sớm, hoặc trong trường hợp buồng trứng không mẫn cảm, hoặc tắt kinh sớm vv… FSH cao hơn 40 UI/ml thì sử dụng thuốc kích thích rụng trứng sẽ vô hiệu.

B.Kích tố thúc đẩy sự sinh trưởng của hoàng thể (LH):

Công dụng chủ yếu là thúc đẩy việc rụng trứng (dưới sự hổ tương tác động của FSH), để hình thành hoàng thể và tiết ra kích tố bào thai. Nồng độ LH trong máu trong thời kỳ trước khi rụng trứng là từ 2 đến 15 UI/ml; trong thời kỳ rụng trứng là 30 đến 100 UI/ml; thời kỳ sau khi đã rụng trứng từ 4 đến 10 UI/ml. Nói chung, trong thời kỳ không rụng trứng bình thường là từ 5 đến 25 UI/ml. Thấp hơn 5 UI/ | cho thấy một cách đáng tin cậy là công năng của kích tố tuyến sinh dục không đủ. Nếu FSH cao, lại thêm LH cao, có thể khẳng định là chức năng của buồng trứng đã suy kiệt, không cần tiến hành kiểm tra gì khác. LH/ FSHS ≤ 3 là một trong những căn cứ để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang.

C. Kích tố thúc sữa PRL (Prolactin):

Đây là một loại kích tố đơn thuần chất Protein, có tác dụng chủ yếu là thúc tuyến sữa phát triển, hình thành sữa cũng như tiết sữa ra cho hài nhi bú. Trong thời kỳ nuôi hài nhi, kích tố PRL trong máu bình thường là tốt, nếu cao nó sẽ ức chế lượng tiết ra của kích tố FSH và kích tố LH, ức chế công năng của buồng trứng và ức chế sự rụng trứng.

 

 

 

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA : biểu đồ các nội tiết tố với quá trình rụng Trứng

d.Kích tổ E2 (Estrogen):

Loại kích tố này do buồng trứng và noãn bào tiết ra, tác dụng chủ yếu là thúc đẩy nội mạc tử cung chuyển biến sang thời kỳ tăng sinh vv… Nồng độ E2 trước khi rụng trứng tương đối thấp, trong thời kỳ rụng trứng sẽ tăng cao và sau khi rụng trứng xong lại tụt xuống. Nồng độ thấp cho thấy công năng của buồng trứng rất kém, như suy thoái sớm. Nồng độ E2 trong máu thấp, khi tiêm các loại thuốc thúc đẩy rụng trứng sẽ vô hiệu.

E. Kích tố P. (Progesteron):

Do hoàng thể của buồng trứng tiết ra, tác dụng chủ yếu của nó là thúc đẩy nội mạc trong tử cung từ thời kỳ tăng sinh chuyển sang thời kỳ phần tiết. Nồng độ kích tố P trong máu trong thời kỳ khi rụng trứng thấp, thời kỳ đang rụng trứng cao hơn, và sau khi rụng trứng thì thấp trở lại. Kích tố P trong máu thấp cho thấy chức năng của hoàng thế không tốt, hoặc dẫn đến sự mất cân bằng của công năng tử cung và xuất huyết với dạng rụng trứng v.v…

F. Kích tố T (Testosteron):

Có chức năng chủ yếu là giúp cho sự phát triển của bộ phận sinh dục ngoài cơ thể, và có tác dụng kháng kích tố nữ, có ảnh hưởng đến sự chuyển hóa trong cả cơ thể. Nồng độ kích tố này nếu cao sẽ dẫn đến chứng không thụ thai khi bị hội chứng đa nang của buồng trứng, nồng độ kích tố Tờ trong máu rất cao.

Dựa vào sự biểu hiện trong lâm sàng, khi cần thiết con phải xét nghiệm đến nhiều loại kích tố khác.

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA

Theo:”Hiếm muộn vô sinh” của Dư Băng, Tôn Lệ Vân.

Bài trướcĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA: DỰ ĐOÁN RỤNG TRỨNG
Bài tiếp theoĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA:KIỂM TRA BẰNG SIÊU ÂM

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.