châm cứu bình hành
châm cứu bình hành

“Châm cứu bình hành” là do Vương Văn Viễn  giáo sư thuộc Tổng quân khu Bắc Kinh sáng lập, dựa trên sự kế thừa của YHCT, kết hợp với YHHĐ trong lĩnh vực Châm Cứu học.

ĐỊNH NGHĨA

  ” Bình Hành Châm cứu học ” là nghiên cứu sinh mệnh cơ thể theo qui luật phát triển tự nhiên; Thông qua Châm Cứu điều tiết sự bình hành ( quân bình) hệ  thống Trung Khu Đại Não, để đạt đến sự khoa học, sửa chữa lại công năng sinh lý của các Tạng khí trong cơ thể.

MỤC ĐÍCH

 Thông qua Châm thích các điểm Thần kinh ngoại vi, sử dụng các Nơ- ron thần kinh hướng tâm , mục tiêu là đưa đén được Trung Khu Đại Não, Khiến cho sự rối loạn có thể được khôi phục về trạng thái cân bằng (bình hành) ngay lập tức và điều chỉnh khẩn cấp các tổn thương, đạt đến mục đích điều trị bệnh theo đường dẫn li tâm. Giúp cơ thể đạt được mục đích cân bằng mới.

NGUỒN GỐC LÝ LUẬN

1.Âm dương tổng thể

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ bao gồm nhiều hệ thống , duy trì sự cân bằng động âm dương bình thường. Ngay từ trong “Nội kinh”, y học Trung Quốc đã có những thảo luận về “nội tạng”, “sự thống nhất của cơ thể và tinh thần”, và ” cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ”. Điều này tạo nên cái nhìn tổng thể về bản thân cơ thể con người như một chỉnh thể hữu cơ. Khi các nguyên nhân Nội nhân, Ngoại nhân, bất Nội Ngoại nhân phá vỡ sự cân bằng động của Âm và Dương sẽ phát sinh bệnh. Tất yếu sẽ có một phản ứng tổng thể của mỗi thay đổi bệnh lý đó, tiến triển trong cơ thể con người thực chất là biểu hiện một phần của những thay đổi bệnh lý tổng thể. Do bên ngoài cơ thể và nội tạng, phủ tạng có mối liên hệ nhất định với bên trong, nên chúng phối hợp với nhau về chức năng và ảnh hưởng lẫn nhau về mặt bệnh lý. Theo những thay đổi khác nhau trên bề ngoài cơ thể, Để khám phá và nắm vững các thay đổi bệnh lý trong cơ thể, từ đó thực hiện các phương pháp điều trị nhằm đạt đến sự cân bằng ( bình hành).

2.Giao thoa Thần kinh ( Thần kinh cắt ngang)

Hệ thần kinh bao gồm dây thần kinh ngoại biên và dây thần kinh trung ương, là cấu trúc mô cao nhất điều chỉnh cơ thể thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài, là một tổng thể hoàn toàn không thể phân chia về chức năng và hình dạng. Chức năng tổng thể của hệ thống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơ quan khác nhau của cơ thể con người. Cả hai được phối hợp chức năng với nhau và dựa vào nhau để hoàn thành khả năng của cơ thể con người để nhận xung động cảm giác của chi bên và quản lý cử động của chi bên. Châm cứu cân bằng chủ yếu phụ thuộc vào nguyên lý cắt ngang thần kinh và nguyên tắc phản hồi thông tin thần kinh để cơ thể tự điều chỉnh, hoàn thiện, sửa chữa và tự chữa bệnh.

SINH VẬT HỌC (Sinh vật toàn tức)

Sinh vật toàn tức là một môn khoa học mới do giáo sư Trương Dĩnh Thanh sáng tác năm 1980. Sự cống hiến đó cho thấy, một là đố với kinh lạc, có một loại huyệt vị có quy luật phân bố phổ quát, tức là một huyệt vị phân bố của Sinh vật toàn tức. Bởi vì, “mỗi bộ phận tương đối độc lập của cơ thể có thành phần hóa học giống như toàn bộ phần còn lại và là một tổng thể. cho nên bất kỳ sự thay đổi nhỏ chủa một bộ phận so với toàn bộ cơ thể, bộ phận đối với cơ thể, với quy luật phân bố của Toàn tức trong cơ thể và hệ Kinh Lạc có sự rất đồng đẳng với nhau về vị trí. Chúng có sự so le chi phối sự phân bố, quan hệ tương hỗ giữa các huyệt vị, với công năng bình thường có sự tương hỗ hiệp điều, với bệnh lý có sự tương hỗ ảnh hưởng. Với điều trị có sự tương hỗ hiệu quả. Tóm lại, là vận dụng  Toàn tức châm pháp để đạt đến sự bình hành của cơ thể, mà bệnh tật tiêu trừ”.

KINH LẠC

Hệ Kinh Lạc bên trong thì liên hệ với Ngũ Tạng Lục Phủ, bên ngoài thì liên hệ với tứ chi Bách hài, quán xuyến trên dưới trái phải, liên thông vơi Biểu Lý nội ngoại, làm cho cơ thể với các tổ chức khí quan làm thành 1 chỉnh thể thống nhất, đồng thời là nơi vận hành khí huyết, điều hòa Âm Dương, truyền tin tức. Thông qua hệ thống kinh lạc của cơ thể, YHHĐ là hệ thống tin tức, để đạt đén trạng thái Âm Dương bình hành, cách lấy huyệt theo nguyên tắc Cắt ngang, lấy huyệt ở xa, bệnh ở trên thì lấy huyệt ở dưới, bệnh ở dưới thì lấy huyệt ở trên. Cái náy có nguồn gốc từ sách “Nội Kinh” Phép cự thích pháp, viễn đạo châm thích và mâu châm thích.

ĐẶC ĐIỂM

Tự thân bình hành

Tự thân bình hành thực chất là  hệ thống sự tự điều chỉnh của cơ thể. Thông qua châm cứu điều chỉnh, hoàn thiện, khôi phục trung khu Đại Não cao cấp, từ đó kích thích, điều động năng lượng vật chất của cơ thể, cơ thể được xúc tiến chuyển trạng thái bệnh lý, thông qua đó điều trị các chứng : đau Đầu, Cước thống, cải biến chứng trạng ở Đầu, Chân tạo lại trạng thái cân bằng bình thường.

Cân bằng hệ thống

Châm cứu bình hành là thông qua kích thích thần kinh trực tiếpvào thân hoặc nhánh thần kinh, châm cứu thần kinh thông qua đường truyền vào phản hồi đến trung khu Đại Não, thông qua tín hiệu ra của thần kinh cấp cao có tác dụng điều phối các hệ thống trong cơ thể.

Đơn huyệt điều trị

Đơn huyệt điều trị theo nguyên tắc 1 bệnh, 1 huyệt, 1 bệnh 1 huyệt có thể dùng 80% bệnh có thể dùng 1 huyệt, Châm cứu bình hành có tổng 38 huyệt vị điều chỉnh.

Châm cứu tốc châm

Điều chỉnh Châm cứu để khống chế được trong vòng 3 giây, những huyệt khác nhau yêu cầu châm khác nhau, khi châm vẫn có đắc khí cần thiết của từng Huyệt vị. Nhưng có bệnh mạn tính, bệnh nặng có thể lưu kim.

Hiệu ứng tức thời

80% bệnh nhân thấy có hiệu quả trong vòng 3 giây.

– Đối với TE hoặc người ít tuổi, làm cho thời gian phát bệnh ngắn, chứng trạng nhẹ, thể chất tốt lên, nếu bệnh nhân nhẹ 1 lần châm có thể khỏi.

– Đối với người có tuổi: khiến cho thời gian phát bệnh, những chứng trạng nặng, thể chất kém điều trị các cách khác không hiệu quả, dùng pháp châm này cũng có thể cải thiện, giảm thiểu chứng trạng bệnh, và sự đau khổ cho bệnh nhân.

Cảm nhận hiệu ứng của phép châm ( châm cảm)

 Châm cảm là phản ánh tiêu chí hiệu quả của phép Bình Hành châm cứu .  Chỉ yêu cầu là đạt đến mức độ Châm cảm thì sẽ đạt được hiệu quả điều trị. Ngoài ra, Phương pháp Bình hành châm cứu cũng không dùng quá nhiều thủ pháp châm, cũng không yêu cầu dùng các thủ pháp: bổ, tả, bình bổ bình tả. Chỉ nhấn mạnh vào kỹ thuật Đề sáp.

Ly Huyệt bất ly Kinh

 Châm cứu bình hành không quá chú trọng vào việc xác định đúng Huyệt vị, chỉ yêu cầu châm vào thân thần kinh, hoặc nhánh thần kinh. Bởi vì khu vực phân bố của Thần kinh, nó có quy luật khách quan nhất định, không phải là 1 điểm, nó là một hàng.

Tên huyệt

 Tên huyệt giản dị dễ hiểu. Đặc điểm chủ yếu là dự theo bộ vị, công năng, chủ trị mà đặt tên. Nếu trị trên Đầu thì gọi là Đầu thống huyệt, trị bệnh ở Thắt Lưng gọi là yêu thống huyệt, trị bệnh Tiểu đường gọi là giáng đường huyệt.

An toàn

Các yêu cầu căn bản để châm cứu bình châm an toàn:

  1. Lâu nhất không quá 3 giây, không dễ bị say kim.
  2. Bình châm đều chủ yếu châm 4 chi an toàn, không làm tổn thương Tạng khí.

Lâm sàng

Châm cứu Bình Hành lấy nguồn gốc từ: Lâm sàng, thực tiễn, khoa học lý luận, Châm cứu Bình hành căn cứ trên chỉ đạo của sựu vận dụng trên lâm sàng để điều chỉnh lý luận. Trung Quốc có hơn 4000 bệnh viên, và hơn vạn nhân viên đang áp dụng phương pháp Châm cứu Bình Hành để trị bệnh, là phương pháp đơn giản rất được bệnh nhân hoan nghênh,  là phương tiện điều trị rất thực dụng.

 Nguyên tắc lấy huyệt           

  1. Nguyên tắc lấy huyệt tính đặc dị như Yêu thống huyệt.
  2. Nguyên tắc lấy huyệt theo Khu vực như Hạng thống huyệt.
  3. Nguyên tắc lấy huyệt Cắt ngang như: Kiên thống huyệt, khửu thống huyệt, Tất thống huyệt, Khỏa( Mắt cá) thống huyệt, Uyển( Cổ tay) thống huyệt.

Phương pháp châm và thời gian lưu kim

  1. sử dụng kim vô khuẩn dài 3 thốn.
  2. Dùng bông gòn tẩm cồn để cố định đầu kim 5 ~ 10 mm.

Tiến hành thủ pháp Châm

  1. Thủ pháp đề sáp.
  2. Châm cứu theo từng bước như: Kiên thống huyệt.
  3. Bước 2 châm huyệt : Tất thống huyệt.
  4. bước 3 Châm huyệt: Yêu thống huyệt, Tý thống huyệt, khửu thống huyệt, Hạng thống huyệt, Khảo thống huyệt, Uyển thống huyệt.
  5. Châm cứu gia cố thủ pháp.

Châm Cảm  ( cảm giác kim- đắc khí)

1.Điện châm

2.Phóng xạ châm.

3.Hỗn hợp châm.

Huyệt vị của Châm cứu Bình hành

  1. Thăng Đề huyệt:

– Định vị: có 4 vị trí, chân tóc chính giữa đỉnh Đầu đo lùi lại 5 thốn( 10 cm), sau chân tóc 8 thốn (16cm), 2 đỉnh Tai 1 thốn (2 cm).

– Đặc điểm châm: lấy châm nhánh vùng dây tk Chẩm lớn, tk Trán thì đạt Châm Cảm ( cảm giác kim – đắc khí?).

– Phương pháp châm cứu: Mũi kim đâm dọc theo màng xương dưới da khoảng 4cm (2 inch) về phía trước, dùng một tay châm kim về phía trước, tay kia có thể chạm vào đầu kim để không bị lộ đầu kim.

– Kỹ thuật châm cứu: Sử dụng kỹ thuật châm kim, khi thân kim đạt độ sâu nhất định thì vặn theo chiều kim đồng hồ 6 vòng, sau đó vặn ngược chiều kim đồng hồ từ 6-10 vòng thì rút kim.

– Châm cảm (Cảm giác kim châm): chủ yếu là tê và căng tại chỗ. ( cảm giác đó tự động giải hết trong khoảng 30 phút).

– Công năng:  thăng dương cố thác (nâng lên), trợ dương chỉ tả, bổ Thận, kiện Tỳ, điều tiết nội tạng, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch.

– Chủ trị: Thoát Giang, sa Tử cung, sa Dạ Dày, các bệnh tật liên quan đén trung khí hạ hãm. Vận dụng trên lâm sàng trị Dương nuy, Tảo tiết, Dị Tinh, Di niệu, Viêm Tiền Liệt Tuyến, phì đại Tiền Liệt tuyến. Viêm Ruột, mạn tính viêm Ruột, Huyết áp thấp, Viêm cổ Tử Cung, Hen dị ứng, mạn tính viêm khí quản….

Ghi chú: Thăng đề huyệt công năng chủ yếu đúng như tên huyệt.

Lâm sàng chủ yếu điều trị các bệnh về nội tạng bị chứng Sa ( hạ hãm), trung khí bị hạ hãm gây ra làm chủ. đều có các huyệt bổ khí, tráng dương. Đồng thời có tác dụng nhất định với các hệ khác trong cơ thể như: SD, Tiết niệu , Hô hấp, Thần kinh…..Là huyệt đầu tay dùng để thăng dương ích khí. Cũng dùng để dưỡng sinh cho  người trung và cao tuổi, còn có tác dụng bổ trợ với các bệnh mạn thính.

– Ca quyết:

升提穴位头顶中

枕神分支额神经

向前平刺4厘米

阳痿早泻遗尿精

脱肛脱垂胃下垂

前列腺炎与肠风

Thăng đề huyệt vị Đầu đỉnh trung

Chẩm thần phân chi ngạch thần kinh

hướng tiền bình châm 4 cm

Dương nuy tảo tiết di niệu Tinh

Thoát giang thoát thụy vỵ hạ thụy

Tiền liệt tuyến viêm giữ Trường phong.

Châm kim 3 thốn hường mũi kim về phía trước, trước huyệt Bách Hội 1 thốn.

  1. Yêu thống huyệt:

– Định vị: vị trí chính giữa trước Trán.

– nguyên tắc lấy huyệt: dingj vị huyệt vị, lấy huyệt theo nguyên tắc giao thoa.

– Thủ pháp: dùng thủ pháp đề sáp, đạt đến yêu cầu Châm cảm, thì rút kim. Đau Thắt Lưng đơn thuần dùng thủ pháp bình châm, không cần đề sáp, ở những bệnh nhân đau Thắt Lưng nặng cũng không khống chế được hoàn toàn cơ đau. Nhưng với tình huống này có thể lưu kim.

– Châm cảm: tại chỗ huyệt châm xuất hiện Căng tê tức.

– Công năng: hoạt huyết làm lành, điều tiết thần kinh, chỉ thống tiêu viêm.

– Chủ trị: Vùng tổ chức Thắt Lưng bị tổn thương,  Thoát vị Đĩa Đệm, viêm Cột sống dính khớp, đau Thắt Lưng cấp tính do xoay chuyển (giãn dây chằng- Bong Gân), Cơ vùng Thắt Lưng lao tổn, đau Thần Kinh Tọa, các loại đau Thắt Lưng không rõ nguyên nhân.

– Chú ý: Yêu thống huyệt do tác dụng mà đặt tên, trên lâm sàng chủ yếu dùng để điều trị các bệnh cấp và mạn tính vùng Thắt Lưng. Đặc biệt với các bệnh có tổn thương tổ chức vùng Thắt Lưng, TVĐĐ. Do vậy khi điều trị bệnh đau Thần Kinh Tọa nên phối hợp thêm các huyệt có liên quan, Tý thống huyệt, Tất thống huyệt, Khỏa thống huyệt. Nói chung trong thời kỳ viêm, thời kỳ phù nề cần nằm nghỉ trên giường 3-4 tuần. Sau khi điều trị khỏi lâm sàng, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nên được giảm bớt trong vòng hai tháng để củng cố hiệu quả lâm sàng.

Theo:” Châm cứu bình hành” Vương Văn Viễn.

Bài trướcHÀNH KINH THỔ TẢ
Bài tiếp theoHuyệt vị của Châm cứu Bình hành

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.