SáchTần Hồ mạch học

Mạch là huyết mạch
Khí huyết dẫn đầu
Đường đi của huyết
Hơi thở ứng vào
Như dòng sông chảy
Dung nạp đều đều
Trong hòa tâm tạng
Ngoài khắp bì phu…

Dịch theo lời giải
Đoạn này nói về sinh lý của kinh mạch
Kinh mạch tức là đường mạch, còn gọi là huyết mạch, là bộ máy (khí quan) tự hình thành mộ hệ thống để vận chuyển tuần hoàn huyết dịch trong cơ thể con người. Sự vận hành khí huyết của toàn thân phải thông qua tác dụng “Tiên đạo” (dẫn đầu) của kinh mạch mới làm tròn được. Phàm chỗ nào có kinh mạch thì chỗ đó có khí huyết đến. Cho nên kinh mạch chẳng những là đường lưu thông của huyết dịch mà còn liên quan chặt chẽ nhịp nhàng với hơi thở (tức là hơi thở hít vào thở ra, một lần thở ra, một lần hít vào là nhất tức – một nhịp thở). Kinh mạch phân bố một cách hợp lý trong cơ thể người ta giống như những dòng sông lớn nhỏ chảy hoài và tồn tại trên mặt đất, bên trong trực tiếp phối hợp với tâm tạng, bên ngoài thì rải khắp giữa bì phu và cơ nhục, làm cho huyết dịch toàn thân đều được dung nạp, từ đó hình thành toàn bộ sự tuần hoàn của huyết dịch.


Bài trướcLư San Mạch Quốc Âm Diễn Ca & chú giải
Bài tiếp theoThiệt chẩn đồ giải

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.