Chỉ định mổ lấy thai nguyên nhân do thai

Trong thai sản, vì một lý do nào đó mà nguyên nhân từ phía mẹ, phía thai nhi và phần phụ của thai… Không cho phép để hoặc lấy thai ra đường dưới vì có thể gây nguy hiểm cho mẹ hoặc con hoặc cho cả 2, do đó người thầy thuốc phải mổ lấy thai. Mổ lấy thai là phẫu thuật mở tử cung ra để lấy thai rau và màng rau theo đường rạch trên bụng hoặc qua túi cùng âm đạo trong một số ít trường hợp. Các chỉ định mổ lấy thai có những đặc điểm khác với các chỉ định về phụ khoa hoặc về ngoại khoa nói chung. Ngoài những chỉ định có tính chất tuyệt đối, đa số các chỉ định mổ lấy thai có tính tươg đối (mà theo sản khoa cổ điển có thể giải quyết cho đẻ đường dưới bằng thủ thuật: Forceps, giác hút, nội xoay… Có nhiều trường hợp mổ lấy thai mang tính dự phòng. Nên nhớ rằng, mổ lấy thai thườg ít có 1 Chỉ định đơn độc mà hay phốí hợp nhiều Chỉ định với nhau

Các Chỉ định mổ lấy thai nguyên nhân do thai là

1, Chỉ định mổ lấy thai dự phòng nguyên nhân do thai:

– Suy thai mạn tính

– Tình trạng suy dinh dưỡng nặg

– Bất đồng nhóm máu nếu ko lấy ra, thai có thể chết trong tử cung

– Con hiếm, thụ tinh trong ống nghiệm

– Đối với mổ lấy thai chủ động, ù do nguyên nhân gì trước khi can thiệp cũng phải xđ chắc chắn thai nhi ko co dị dạng.

– Về thời điểm mổ, ở nc ta chưa có quy định cụ thể nhưng ở Pháp, mổ dự phòng thường đc thực hiện trong tuần thứ 39 của thai nghén để đảm bảo chắc chắn thai đã trưởng thành, có khả năng sống tốt khi ra ngoài

2, Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ đẻ nguyên nhân do thai:

– Suy thai cấp

– Thai to: con>3,5kg, bất cân xứng thai nhi khung chậu

– Ngôi bất thường: ngôi mặt kiểu cằm cùng (khó quay về kiểu cằm vệ), ngôi vai, ngôi trán, ngôi ngược kèm theo bất thường về khối lượng thai >3.0kg ở con so, >3,2kg ở con rạ, Sâđường kính lưỡng đỉnh >= 95mm. Nếu kết hợp với sẹo mổ lấy thai cũ, đầu ngửa nhiều… Cũng nên mổ

– Các trường hợp đa thai: song thai 2 ngôi đầu chèn nhau làm cho đầu thứ nhất ko lọt đc; song thai thai thứ nhất là ngôi ngược, thai thứ hai là ngôi đầu có khả năng mắc vào nhau khi đẻ thai thứ nhất; chửa từ 3 thai trở lên; khi có thêm 1 nguyên nhân đẻ khó; trọng lượng các thai >= 2500g thì nên mổ

– Thai già tháng (>42 tuần): khi chẩn đoán chắc chắn là thai già tháng cần phải đình chỉ thai nghén. Nếu nc ối còn tương đối và trong thì cho đẻ chỉ huy bằng truyền nhỏ giọt TM oxytocin và theo dõi bằng montoring, nếu có bhiện bất thường thì mổ lấy thai. Nếu nc ối ko còn hoặc nc ối xanh bhiện suy thai cần phải mổ lấy thai

Bài trướcNguyên nhân và triệu chứng vỡ Tử cung khi mang thai
Bài tiếp theoKhung chậu sản khoa – ý nghĩa, vai trò quan trọng của khung chậu

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.