Tạng Can

Chức năng sinh lý Tạng Can

Can chủ sơ tiết:

Chức năng này có liên đến trạng thái tâm lý của cơ thể, nếu Can bình thường thì Tâm trạng sẽ sảng khoái, thoải mái.

Nếu rối loạn sẽ cảm thấy u uất hoặc dễ nổi giận, cáu gắt.

Can tàng huyết:

Can có công năng tàng trữ và điều tiết huyết dịch. Khi cơ thể hoạt động, huyết do Can tàng trữ được đem cung ứng cho các tổ chức khí quan có nhu cầu. Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi thì huyết dịch lại trở về Can tạng. Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến: Khó dỗ giấc ngủ, ngủ không yên, hay giật mình trong giấc ngủ.

Can chủ cân, tinh ba của nó thể hiện ở móng tay, móng chân

Chức năng này chi phối toàn bộ hệ vận động của cơ thể, có liên quan đến chức năng của thần kinh, cơ cũng như phản xạ tủy sống. Chức năng này rối loạn có thể do Can huyết không đủ, không hàm dưỡng được Cân. Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Co duỗi khó khăn.

Co giật, động kinh.

Móng tay, móng chân là phần dư củacân, có quan hệ mật thiết với Can khí, Can huyết. Can huyết sung túc thì móng tay, móng chân chắc và bóng mịn.

Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Móng tay, móng chân nhợt không bóng mịn.

Can khai khiếu ra mắt:

Sự tinh tường của thị giác liên quan đến Can.

Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Thị lực giảm, quáng gà (Can hư ).

Đau mắt, đỏ mắt (Can thực ).

Can chủ mưu lự(Linh lan bí điển luận)

Can khí đầy đủ thì suy nghĩ chín chắn, phán đoán sự việc chính xác.

Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Khó tập trung suy nghĩ.

Phán đoán thiếu chính xác.

Can tàng hồn

Hồn là sự cảm xúc, khi Can khí rối loạn thì người bệnh sẽ bị rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng sự trầm cảm.

Mối liên quan giữa chức năng Can với sự giận dữ

Giận dữ (nộ) là tình chí của Can tuy nhiên giận dữ quá mức sẽ làm hại đến công năng của Can. Ngược lại khi chức năng Can bị rối loạn thì người bệnh hay giận, dễ cáu gắt.

Những vùng cơ thể có liên quan đến tạng Can

Mối liên quan giữa tạng Can và Phủ đởm: Đởm chứa đựng tinh trấp (một loại chất lỏng) do Can làm ra, đó là Mật.

Mối liên quan giữa tạng Can và các tạng khác:

Can Thận tương sinh : Thận tàng Tinh , chủ Tủy là cơ sở để sinh ra Huyết (Can tàng Huyết).

Tâm Can tương sinh : Can tàng Huyết, Tâm chủ Huyết.

Can Tỳ tương khắc: Tỳ vận hóa thủy cốc, can sơ tiết sự vận hóa của Tỳ.

Can Phế tương khắc: Can tàng Huyết, Phế chủ Khí để vận hành Huyết.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.