DƯỠNG SINH

“THÁNH NHÂN TRỊ BỆNH KHI CHƯA CÓ BỆNH”.

Theo âm Dương

Phòng bệnh: Muốn phòng ngừa bệnh tật, sống lâu và sống khỏe cần phải tuân theo đạo âm Dương của trời đất, đó là đạo của sự quân bình. Giữ cho khí âm Dương của mình quân bình và hòa hợp với khí âm Dương của trời đất.

ăn uống: Mục đích của ăn uống là để sống, nghĩa là ăn uốngđể duy trìsự quân bình (đối với người khỏe) vàđể lập lạiquân bình (đối với người bệnh). Muốn vậy cần chú ý không chỉ thức ăn, mà còn là bữa ăn, giờ ăn, cách ăn, tạng người, tình hình sức khỏe hiện tại sao cho phù hợp với qui luật âm Dương.

Sinh hoạt: Tùy thời mà tổ chức sinh hoạt cá nhân sao cho phù hợp với đạo trời đất âm Dương. Thí dụ:

Ban đêm âm khí thịnh, Dương khí suy, do đó nên tĩnh dưỡng nghỉ ngơi. Ngủ sớm để bảo tồn Dương khí, dậy sớm để hít thở lấy cái Dương khí ban mai.

Giờ Tý (nửa đêm), giờ Ngọ (giữa trưa) không giao hợp, vì là lúc âm cực Dương sinh hoăc Dương cực âm sinh, cần giữ tinh thần an tĩnh.

Mùa Đông âm khí thịnh, nên mặc áo dày, ở trong nhà ấm cúng để giữ Dương khí và ăn nhiều thức ăn tạo ra Dương khí. Mùa Hạ Dương khí cực thịnh, dễ hao mòn Tân dịch, âm suy Dương sẽ thoát, do đó nên dùng thức ăn âm tính, tư nhuận và nên ở nơi mát mẻ.

Tập luyện:

Luôn tập giữ quân bình âm Dương trong mọi việc.

Người lao động trí óc nhiều cần chú ý tập luyện vận động.

Người lao động chân tay nhiều nên chú ý rèn luyện trí óc.

Có thể vô số áp dụng như vậy. Nhưng nhìn chung đều xoay quanh hai qui luật chung:

Không thiên lệch (giữ quân bình).

Phù hợp với tình hình sức khỏe và môi trường.

Theo Ngũ hành

Việc ăn uống

“Trời nuôi người bằng Ngũ khí, Đất nuôi người bằng Ngũ vị”. Người ta dựa vào màu sắc, mùi vị, và tác dụng trên cơ thể để phân loại món ăn theo Ngũ hành.

Nguyên tắc ăn uống theo qui luật cũa Ngũ hành: Tùy tình hình sức khỏe mà dùng thức ăn sao cho phù hợp đểduy trì được thế quân bình(đối với người khỏe) hoặctái lập mối quan hệ quân bìnhcủa Ngũ hành trong cơ thể (đối với người đau ốm). Tránh tình trạng dùng thái quá một món ăn nào đó vì có thể hại sức khỏe, thí dụ ăn quá chua hại Can. Hoặc khi đang có bệnh về Tỳ (Thổ) nên tránh dùng thức ăn uống chua (Mộc) để tránh làm hại thêm Tỳ Vị (Tăng Khắc Thổ).

Tổ chức công việc làm, tổ chức sinh hoạt hàng ngày

Dựa theo tính chất của từng Hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trưởng (Hỏa), Hoá (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và các qui luật của Ngũ hành, việc tổ chức công việc làm, tổ chức sinh hoạt thường ngày cũng như mọi việc đều nên theo tính chất và qui luật của Ngũ hành: Thí dụ:

Khởi đầu cho một ngày hay một việc luôn có tính chất Mộc (Sinh): Cần Thời gian để phát sinh (nên tập thể dục hít thở để khởi động cho một ngày, nên có thời gian “khởi động”).

Kế tiếp là Hỏa (Trưởng): Tiếp theo là tăng tốc, đẩy mạnh tiến độ công việc, đây là lúc năng suất công việc cao nhất.

Thổ (Hoá): từ đó dẫn đến việc có kết quả trong công việc, có sản sinh ra một cái gì mới mẻ thì mới tồn tại.

Kim (Thu): Khi đã có kết quả cần biết thu lại, rút lui từ từ về, nghỉ ngơi dần.

Thủy (Tàng): ẩn, chứa lại, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mới, cho quá trình Sinh Trưởng Hoá Thu Tàng kế tiếp. Tránh làm ngược lại hoặc làm rối loạn quá trình đó.

Thí dụ khác: Tổ chức hội họp: Trước tiên cần có thời gian cho mọi người chuẩn bị, tập trung (Mộc); sau đó đi vào vấn đề bàn luận (Hỏa); việc bàn luận đó phải đi đến một kết quả, kết luận hữu ích (Thổ); rồi có đúc kết lại vấn đề (Kim) và chấm dứt cuộc họp (Thủy).

Việc tiến hành một công việc bất kỳ cũng tương tự. Lúc đó mới đem lại kết quả mỹ mãn vì hợp với qui luật Ngũ hành trong vũ trụ.

Theo học thuyết Thiên nhân hợp nhất

Phòng bệnh:Muốn phòng bệnh cần làm sao sống hòa mình vào môi trường, thích nghi tốt với sự biến động của môi trường. Phương pháp Dưỡng sinh là phương pháp làm cho cái biến động của mình phù hợp với cái biến động của môi trường sống.

Phục hồi:Để phục hồi lại sức khỏe sau một cơn bệnh nặng cần tập thích nghi với môi trường sống, môi trường thiên nhiên lẫn môi trường xã hội.

Tập luyện:Tập sống hòa hợp với môi trường xung quanh. Nguyên tắc là: Từ từ, từng chút một, đều đặn, tăng dần mức độ, tránh cô lập với môi trường sống. Thí dụ: Hay bị cảm lạnh: Nên tập chịu lạnh; Dễ cảm xúc thái quá: Tập chấp nhận, chịu đựng và đối phó với các nguyên nhân gây xúc cảm.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.