1. Trong quá trình giao hợp, phản ứng tại chỗ của người phụ nữ như : hiện tượng xung huyết ở âm đạo, sự co bóp các cơ vùng tầng sinh môn, sự co bóp âm đạo tùng nhịp… bóp chặt lấy dương vật đang cương cứng là những tác nhân gây kích thích hưng phấn tăng dần cho người nam giới để chuẩn bị cho khoái cảm cực độ và xuất tinh.

Đối với nam giới, xuất tinh là sự kết thúc của cuộc giao hợp. Thời gian được tính từ lúc bắt đđu giao hợp đến khi phóng tinh.

Xuất tinh bình thường có thể được định nghĩa là sự phóng ra của tinh dịch qua một chuỗi hiện tượng phức hợp xảy ra vào giai đoạn cuối của cuộc giao hợp. ít nhất cũng có 3 hiện tượng riêng biệt có thể phân tích được :

  • Xuất tiết tinh dịch.
  • Hình thành áp lực trong túi chứa (túi tinh) ở phía sauniệu đạo.
  • Tống và phóng tinh ra ngoài.

Trước đây việc xuất tiết và phóng tinh coi như là độc lập với nhau. Nhưng những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy việc xuất tiết và phóng tinh, việc xuất tiết và tạo thành một áp lực ở trong túi chứa xen kẽ chồng lên nhau trong cùng một thời gian và có thể không liên tiếp.

Đại đa số những hiện tượng này tuỳ thuộc vào phản xạ thần kinh tự động : Khi kích thích tình dục đã đạt tới mức độ cao thì những phản xạ thần kinh tự động xuất phát từ trung tâm phản xạ thần kinh tuỷ sống bắt đầu thực hiện quá trình phóng tinh. Tinh dịch bao gồm một số dịch của các tuyến sinh dục khác nhau tiết ra. Khoảng 3% tổng lượng tinh dịch được tiết ra từ các tuyến hành – niệu đạo ở xung quanh niệu đạo sau; 20% được tiết ra từ tuyến tiền liệt; 7% có tinh trùng được tiết ra từ mào tinh hoàn và bóng túi tinh ; 70% còn lại được tiết ra từ túi tinh. Gần đây người ta bắt đầu đánh giá túi tinh không phải chỉ là một túi chứa mà giữ vai trò của một tuyến nội tiết trong đó còn có những chất nào đó chưa tìm ra để nuôi dưỡng tinh trùng.

Thông thường tinh dịch được phóng ngắt ra làm 3 nhịp (còn được coi như là một phần nhỏ của quá trình phóng tinh). Do sự khác nhau của mỗi nhịp phóng tinh, những thành phần sinh hoá của nó có thể dùng chất đánh dấu để phát hiện những bệnh lý bất thường như: Tắc ống dẫn tinh hoặc thiếu bẩm sinh ống dẫn tinh… (1).

  1. Vai trò thần kinh : Những cơ quan liên quan đến việc xuất tinh được điều khiển bởi 2 hệ thống thần kinh:
  • Hệ thống thần kinh tự động bao gồm hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này có chức năng đối ngược nhau và chi phối hoạt động của các tuyến và các cơ trơn.
  • Hệ thống thần kinh bản thể (somatic) khi phối hoạt động các cơ vân và xương. Các thớ sợi thần kinh ngoại vi thoát khỏi hệ thống thần kinh trung ương được biết rõ là những thớ sợi thần kinh trước hạch và kết thúc trong các hạch giao cảm. Tại các hạch những thần kinh này là những mối liên kết về các khớp nối (Synap) đối với các tế bào của các tế bào thần kinh góp phần hình thành các neuron thứ hai. Các neuron chìm trong các hạch là những thớ sợi thần kinh sau hạch và phân nhánh tới các cơ quan.

Các thớ sợi thần kinh trước hạch thường nhỏ, đường kính từ IM- 3M và được bọc một lớp myelin (loại sợ B). Các thớ sợi thần kinh sau hạch cũng nhỏ ; đường kính từ 2M- 2,2M, nhưng không có myelin. Những sợi của hệ thần kinh bản thể (somatic) đường kính từ IM – 20M, có thể bé, ngang bằng hoặc lớn hơn những sợi của hệ thần kinh tự động nhưng được bọc nhiều myelin hơn (loại sợi A) cho nên sự dẫn truyền thần kinh mau lẹ hơn. Do cấu tạo trên cho nên việc dẫn truyền thần kinh của hệ thống tự động chậm hơn việc dẫn truyền của hệ thống bản thể (60) (89).

  1. Vai trò của não :

Trung tâm điều khiển hệ thống thần kinh tự động là vùng dưới đồi (Hypothalamus). Vùng dưới đồi trước và đồi giữa xuất hiện những chức năng phó giao cảm trực tiếp. Các vùng bên và sau gồm những trung tâm giao cảm. Cả hai trung tâm này, bằng những tác dụng của nó, nối với trung tâm hệ thần kinh não (thể lưới). Vùng dưới đồi không những chỉ bao gồm các trung tâm điều chỉnh tim mạch, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, cân bằng nước cũng như các hoạt động về nội tiết, nó còn bao gồm các trung tâm điều chỉnh trạng thái xúc động khác nhau như vui thích, cáu gắt, nổi khùng và còn điều khiển các trạng thái sinh học như thèm khát, ham muốn mãnh liệt về tình dục. Sung lực, qua vùng dưới đồi, trên đường về, toả vào vỏ não và các trung tâm của vỏ não có liên quan tới quá trình cảm xúc đó. Những ảnh hưởng này được dẫn truyền tới các neuron tiền hạch trong các thần kinh sọ não và tuỷ sống. Vùng dưới đồi bị kích thích sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Trong những trường hợp bị stress, hệ thống thần kinh giao cảm bị kích thích hoạt động mạnh, làm tăng chức năng hoạt động của hệ tim mạch và giải phóng ra chất adrenal catecholamin. Việc đáp ứng này được điều chỉnh bới một bó chung của các neuron não có đầu vào gấp đôi đối với các neuron tiền hạch giao cảm. Các catecholamin sau đó hoạt động trên các thần kinh thụ cảm (adrenoceptors) ở trong các ống tinh dịch gợi ra những đáp ứng tương tự bởi sự dẫn truyền được phóng ra từ các thần kinh giao cảm gây nên việc xuất tinh, tăng áp lực bên trong túi tinh và cổ bàng quang, co thắt tuyến tiền liệt. Từ những nghiên cứu này cho thấy các phản xạ thần kinh nội tiết có thể liên quan đến việc phóng tinh. Ngoài ra ảnh hưởng trung tâm của chất serotonin (5-Hydroxytryptamine; 5-HT) còn ảnh hưởng đến việc xuất tinh (38).

  1. Vai trò dẫn truyền thần kinh

Là một hệ thống thần kinh thụ động có nhiều mối nối với những trạng thái tâm thần của hệ thống thần kinh trung ương. Nó có rất nhiều những dẫn truyền thần kinh liên quan đến quá trình xuất tinh.

Những khái niệm về sự dẫn truyền nội tế bào đang thay đổi một cách nhanh chóng. Những phát hiện của những loại mới về các hoạt tính thần kinh như là neuropeptide ở đoạn tận cùng thần kinh đã mở ra một chân trời mới trong nhận thức đối với tế bào dẫn truyền thần kinh (74) (89).

  1. Cơ chế của việc xuất tinh :

Việc xuất tinh gồm 2 giai đoạn :

  • Giai đoạn xuất tiết tinh dịch :

Từ nhận cảm chỉ huy ở vỏ đại não truyền xuống hệ thần kinh giao cảm, tinh dịch có tinh trùng xuất tiết từ tinh hoàn, mào tinh hoàn đổ vào ống tinh rồi bọng ống tinh, nhờ sự co bóp liên tục của ống tinh. Tinh dịch không có tinh trùng từ tuyến tiền liệt và túi tinh cũng được xuất tiết. Ở tuyến tiền liệt, các tuyến bài tiết dịch dưới sự kích thích của thần kinh cương. Dịch đó được đưa vào niệu đạo nhờ sự co bóp của các nang tuyến và ống dẫn. Túi tinh cũng bài tiết dịch và tích tụ dịch rồi tống thoát thật mạnh vào ống phóng tinh trong lúc xuất tinh.

  • Giai đoạn xuất tinh phụt ra ngoài niệu đạo.

Suốt trong quá trình giao hợp, các kích thích cảm giác được truyền từ cơ quan sinh dục ngoài qua bộ phận cảm giác của dây thần kinh thẹn và tới dây thần kinh tuỷ sống qua đám rối cùng, vùng dưới đồi, liên quan với trung tâm điều khiển sự xuất tinh ở não truyền đi các xung lực kích thích tới chuỗi dây thần kinh giao cảm. Các xung lực này đi qua đám rối thần kinh hạ vị trên tới túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt và các bộ phận khác của bộ máy xuất tinh. Sự kích thích hoạt động của thần kinh giao cảm vùng cổ bàng quang làm cho cổ bàng quang co thắt lại. Đây là một yếu tố thiết yếu để ngăn ngừa hiện tượng xuất tinh ngược dòng. Các tín hiệu thần kinh dù từ các trung tâm cao hơn hay qua phản xạ của dây thần kinh tuỷ sống cũng được truyền qua đám rối cùng vận hành nhanh qua thần kinh thẹn để kích thích các cơ vùng chậu như hành – hang, cơ ngồi – hang, co thắt niệu đạo – hành gây co thắt từng nhịp theo nhịp của sự phóng tinh (29) (67).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.