Có nhiều công trình nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm các mốc phát triển của lứa tuổi trẻ nhỏ. Quá trình này qua rất nhanh so với sự phát triển trong quãng thời gian còn lại của cả đời người mà sự sai lệch thường dễ nhận ra. Công cụ đánh giá chuẩn như nghiệm pháp sàng lọc phát triển của Denver thường được sử dụng để nghiên cứu trong những năm đầu của giai đoạn này.

Đặc điểm quan trọng nhất của giai đoạn này có thể là nhu cầu nuôi dưỡng. Ngay cả trước khi ra đời bào thai đã cần được nuôi dưỡng đầy đủ và được bảo vệ khỏi các yếu tố độc hại. Những tác hại của hút thuốc lá và các loại thuốc trên sự phát triển của bào thai đã được xác định rõ ràng, nhưng thực tế của “vấn đề” xảy ra đối với cha mẹ sẽ bắt đầu khi đứa trẻ được sinh ra. Mối quan hệ mẹ – con chỉ thực sự bắt đầu khi sinh nở. Quá trình này được xác định là có những hiệu quả có ý nghĩa đến đứa trẻ, đến phát triển tình cảm, xã hội và trí tuệ.

Vai trò của người cha trong gia đình có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ này cũng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến hạnh phúc của đứa trẻ song còn ít được nghiên cứu như vai trò của người mẹ. Thật đáng tiếc, những cuộc sinh đẻ trong môi trường hiện đại ở bệnh viện lại thường tạo ra những khó khăn cho các bậc cha mẹ về mối quan hệ này.

Đứa trẻ có nhu cầu được bố mẹ chăm sóc liên tục. Đặc biệt, khi gặp cha mẹ mới có đứa con đầu lòng, người bác sĩ gia đình phải nhận thức được là phải nêu lên một số thử thách đôi khi là bất khả kháng mà cha mẹ sẽ phải trải qua. Hai trong nhiều kinh nghiệm mới cần được nắm vững là hiểu rõ các yêu cầu của trẻ, thích ứng với quá trình cho bú và ăn sam của trẻ. Việc quyết định xem sẽ cho trẻ ngủ ở đâu đôi khi cũng là điều phức tạp. Một số người chủ trương là phải huấn luyện cho bé trai hoặc bé gái ngủ riêng một mình

  • ; trong khi một số khác lại cho rằng trẻ được ngủ với cha mẹ sẽ có nhiều ích lợi đặc biệt
  • . Nếu trong gia đình có những đứa trẻ khác nữa thì việc tranh giành giữa các anh chị em là điều có thể xảy ra. Khi cha mẹ cưng nựng và thoả mãn các yêu cầu của đứa trẻ lớn và hướng chúng vào việc chăm sóc đứa trẻ mới sinh thì việc dàn xếp thường ổn thoả.

Các vấn đề của tuổi chập chững và trẻ nhỏ

Mối quan hệ ràng buộc Đánh giá sự phát triển Sự nuôi dưỡng Các kiểu ngủ Các giới hạn được sắp đặt Sự tiếp xúc với cha mẹ Tai nạn và sự an toàn Đặc tính về giới

Sự cạnh tranh giữa các anh chị em ruột

Biểu lộ hành động

Khi trẻ lên 2-3, tuổi chúng thường tập hoạt động độc lập. Giai đoạn này là thời gian khiến cha mẹ vất vả nhưng cũng có thể là thời gian đầy kỳ diệu và hứng thú. Đối với cha mẹ đó cũng là lúc bắt đầu một giai đoạn dài để dạy cho trẻ vào khuôn khổ trong khi vẫn phải tăng cường tính độc lập của trẻ. Nhiều việc xảy ra là mối quan tâm chung như: trẻ nổi cơn cáu giận, chống đối (“con sẽ không làm việc đó”), dạy trẻ cách sử dụng nhà vệ sinh, khi trẻ mút tay, xem tivi và thủ dâm.

Đối với một số trẻ đó là những điều thật nan giải, trong khi đối với một số trẻ khác thì những thói xấu đó có thể đưa gia đình đến bên bờ của sự tan vỡ. Cách xử sự chung của cha mẹ là kiểm soát gắt gao hoặc mong đợi vào sự nghiêm khắc, song sự mong đợi cứng nhắc ấy thường dẫn đến sự căng thẳng tâm lý và rất ít có khả năng trở thành một giải pháp hữu hiệu. Trẻ thường có tính đòi hỏi nhất mực, hay gợi ý và chúng cần biết rằng điều gì cần ở chúng. Điều này đặc biệt quan trọng để cha mẹ có được sự hài hoà cơ bản trong khi tiếp cận với trẻ. Sự tiếp cận trên cơ sở am hiểu sẽ thúc đẩy sự hình thành các quyết định có tính độc của trẻ trong các giới hạn an toàn và các yêu cầu riêng của cha mẹ, điều này có khả năng tập cho trẻ luôn có cảm giác hoàn thành một việc gì và cảm giác an toàn. Tóm lại, trẻ cần được tôn trọng.

Tai nạn thường xảy ra khi trẻ bước vào thời kỳ cuối của giai đoạn trẻ nhỏ (6-10 tuổi). Mặc dù tai nạn có ít xảy ra đi chăng nữa, ta cũng cần nhó rằng tỷ lệ tử vong do tai nạn vẫn là một trong các nguyên nhân phổ biến ở lứa tuổi này. Người bác sĩ gia đình phải chủ động trao đổi và cảnh báo về an toàn và đề phòng tai nạn. Điều đặc biệt lưu ý cần phải nêu ra là sự an toàn trong sử dụng súng đạn, vì ở lứa tuổi này các bé trai thường tò mò vào phòng của cha mẹ và bắt chước các trò chơi như chúng đã thấy trên tivi.

Khái niệm về xã hội hoá giới tính cũng cần được chú ý xem xét. Điều rõ ràng là các tính cách đặc thù về giới tính thường biểu hiện sớm từ khi trẻ còn nhỏ tuổi. Các cháu gái có thể tự làm cho mình những con búp bê, và các cháu trai có thể làm khẩu súng giả từ những chiếc que, chiếc gậy. Hầu như không thể không cho trẻ biết sự quan trọng về đặc tính giới tính. Một số bậc cha mẹ đã bối rối khi họ cố gắng tạo cho con mình có tính nhạycảm theo hướng chống lại những cư xử rập khuôn, song đứa trẻ vẫn biểu lộ điều đó. cần cho trẻ có nhiều cơ hội để biểu lộ và khám phá dựa trên sự thích thú và năng khiếu hơn là về giới tính.

Người bác sĩ gia đình thường đóng vai trò cố vấn cho các cặp vợ chồng trẻ. Do có khoảng cách tự nhiên hoặc có vấn đề lấn cấn trong gia đình, các cặp vợ chồng trẻ có khi phải miễn cưỡng trao đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái với chính cha mẹ của mình. Vì vậy, các bác sĩ nhất là các bác sĩ chưa có con nên tránh sự hướng dẫn vội vàng, cần làm yên lòng các bậc cha mẹ về các thử thách như thế hay xảy ra là chuyện bình thường và tất cả những điều đó là cần thiết. Sự suy luận từ cha mẹ, sự cảm nhận và phản ứng của các bác sĩ đối với tính cách của trẻ cũng giúp làm giảm bớt tình trạng căng thẳng. Vì không thể có câu trả lời “ chuẩn xác” nên sự khuyến khích cha mẹ thử tìm ra các chiến lược thay thế khác uyển chuyển hơn là điều bổ ích. Sau cùng, hãy làm nhiều hơn cho những việc chưa làm được. Khi thấy có vấn đề về hành vi ứng xử tái diễn thì phải đánh giá rằng trong hệ thống gia đình có mối bất hoà nghiêm trọng, bởi vì tính cách của trẻ có thể là sự phản ánh những vấn đề hệ trọng như bố” mẹ sắp ly hôn hoặc sự ngược đãi.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.