Giai đoạn vị thành niên trong sự phát triển của con người được gọi là giai đoạn thứ hai của mỗi cá thể và có thể là giai đoạn sôi động nhất. Cơ thể ở tuổi dậy thì biến đổi trông thấy, một sự biến hoá thực sự. Sự lớn nhanh và các biến đổi về nội tiết ảnh hưởng đến tuổi trẻ hàng ngày thường đa dạng và có cơ sở. ở mức độ nào đó, gọi thời kỳ này là “giai đoạn” là dùng thuật ngữ sai. Nhiều sự thay đổi xảy ra đến như vậy nên dùng từ bùng nổ để diễn đạt thời kỳ này có lẽ thích hợp hơn! về mặt tâm lý- xã hội, những nhiệm vụ của giai đoạn này là rõ ràng: bắt đầu xa gia đình, phát triển bản tính, phát triển đặc tính tình dục, bắt đầu phụ thuộc vào những người ngang hàng với mình (hơn là phụ thuộc vào gia đình) để tìm đến sự trợ giúp, và bắt đầu hình thành các kế hoạch cho các biện pháp tự lập. Việc thực hiện các nhiệm vụ này định rõ sự ảnh hưởng đến sức khoẻ khi chuyển sang tuổi trưởng thành như thế nào.
Quá trình phát triển cá tính ở giai đoạn này thường là một trong các nguyên nhân gây nên tâm trạng căng thẳng nhất cho cha mẹ. Có điều thú vị và chính xác là khi vị thành niên càng muốn độc lập với cha mẹ bao nhiêu thì họ lại càng phụ thuộc vào những người cùng trang lứa bấy nhiêu. Trong nhiều trường hợp vị thành niên lại chọn con đường đối lập lại , đi đến kết cục này: cho dù cha mẹ có tin hay không thì điều ngược lại vẫn có thể là đúng. Trong thực tế, mối bất đồng thường là sự thử thách, và nếu cơ sở của tình yêu và sự kính trọng bị lung lay thì tuổi thanh niên vẫn trông đợi vào cha mẹ để tìm kiếm sự an toàn và lời chỉ bảo.
Những nhiệm vụ của tuổi thanh niên
Bắt đầu xa gia đình
Phát triển cá tính
Phát triển đặc tính sinh dục
Bắt đầu phụ thuộc vào những người cùng trang lứa (thay vì gia đình) để tìm sự hỗ trợ
Bắt đầu hình thành các kế hoạch cho các biện pháp tự lập
Vấn đề tình dục đóng vai trò chính trong thời kỳ này ( xem Chương 23). Phần lớn thanh thiếu niên ở Mỹ thường có quan hệ tình dục trong thời gian họ tốt nghiệp đại học. Ngày nay, mặc dù vấn đề tình dục được bàn tới nhiều hơn so với trong quá khứ, song vẫn rất cần có đươc thông tin trung thực và cỏi mở hơn. Tỷ lệ có thai ở thanh thiếu niên thường cao và thường không sử dụng các biện pháp tránh thai. Nguy cơ dịch HIV có thể
tăng vì thanh thiếu niên nam hoặc nữ không có khả năng nắm vững khái niệm về tỷ lệ tử vong của chính họ. Những cuộc trao đổi cỏi mở bình thường do cha mẹ đề xướng và đôi khi với các bác sĩ gia đình, các vấn đề về tình dục là rất cơ bản giúp vị thành niên nắm được cách đối phó với những vấn đề mới mẻ về tình dục của họ.
Ở lứa tuổi này nhiều đôi tình dục đồng giới nam và tình dục đồng giới nữ đã nhận thức được xu hướng tình dục của họ. Đây cũng là thời kỳ mà sự bàn bạc cởi mở về những khám phá này có thể gặp khó khăn. Khi mọi thanh thiếu niên phải đối mặt với việc xác định thế nào là “bình thường” và họ phải chịu đựng những đả kích tâm lý đặc biệt là điều không có gì ngạc nhiên khi trong xã hội thường có sự phân biệt đối xử chống lại xu hướng tình dục đồng giới. Công trình nghiên cứu mới đây đã đưa ra giả thuyết là mặc dù bị những đả kích tâm lý này, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tâm thần ở nhóm thanh niên có sinh hoạt tình dục đồng giới cũng không cao hơn ở quần thể tình dục khác giới (1). Nhưng nhiều công trình nghiên cứu mới đây lại chỉ ra rằng thanh niên có sinh hoạt tình dục đồng giới nam và tình dục đồng giới nữ có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm và tự tử (5).
Cũng như với trẻ còn nhỏ, tuổi thanh thiếu niên cần có các giới hạn và chuẩn mực rõ ràng. Vấn đề khác ở đây là họ phải tham gia và đầu tư vào việc thiết lập các giới hạn ấy. Vì thanh thiếu niên trải qua sự biến đổi liên tục nên việc tăng cường các hoạt động độc lập của họ không chỉ là điều được phép mà còn là điều cần được cổ vũ, khuyến khích. Trong thời gian sôi động nhất của sự thay đổi này các bậc cha mẹ cần giúp đỡ giới trẻ bằng cách ủng hộ họ khi giải quyết các vấn đề như tình dục, ma tuý và nghiện rượu. Mặc dù trong thời gian này giới trẻ có thể không đáp ứng với việc bàn bạc công khai thì việc thiết lập sự liên lạc qua thư tín để trả lời các câu hỏi – đáp sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Nếu tiếp cận một cách nhậy cảm, bác sĩ gia đình có cơ hội phục vụ tận tình cho vị thành niên. Nhiều vấn đề trong gia đình có thể được cảm nhận như là “các giới hạn mong manh”. Tuy nhiên, bác sĩ gia đình có thể đặt các câu hỏi mà thanh thiếu niên cảm thấy bôi rối ngượng ngùng khi trao đổi với cha mẹ như ma tuý, tình dục hoặc các tình thế mạo hiểm khác.
Cần phải có kỹ năng đặc biệt mỗi khi phỏng vấn thanh thiếu niên, nhưng người bác sĩ gia đình tận tuy có thể làm chủ được kỹ năng đó. Bác sĩ có thể khai thác các vấn đề về đời sống riêng tư. Những triết lý về sự tri kỷ của bạn khi trao đổi lần đầu tiên với cả cha mẹ và con cái là điều cực kỳ tốt đẹp. Nếu mọi sự trao đổi qua lại giữa bác sĩ và đối tượng thanh thiếu niên là điều bí mật riêng tư thì vẫn cần phải làm sáng tỏ và sau đó phải giữ được lời đã cam kết. Nhiều bác sĩ khuyên họ rằng chỉ trong các tình huống rất hãn hữu (thí dụ có ý định tự tử) là điều sẽ được tiết lộ dù không có sự ưng thuận của nam hoặc nữ thanh thiếu niên ấy. Cùng với sự phục vụ tận tình, gặng hỏi tỉ mỉ về những điều băn khoăn lo lắng của thanh thiếu niên về các vấn đề tình dục hoặc cảm giác trầm uất khiến cho người thầy thuốc có cảm giác mãn nguyện hoàn thành nhiệm vụ và xứng đáng với sự cố gắng của mình.