Có 3 nghiên cứu được so sánh trong bảng 39.1, phản ánh tỷ lệ hiện mắc của một số loại virus gây bệnh đường hô hấp thường gặp. Một nghiên cứu dịch tễ học về nhiễm virus đường hô hấp gồm 527 bệnh nhân, được tiến hành trong vòng 12 tháng từ 1 tháng 9 năm 1986 đến 31 tháng 8 năm 1987 tại Croatia. Một nghiên cứu khác tại một bệnh viện của Ấn Độ từ 1986 đến 1989 trên 736 trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cho thấy có 22% số trường hợp có nhiễm virus đường hô hấp bằng phương pháp cấy dịch mũi họng. Và nghiên cứu cuối cùng tại viện dưỡng lão, trong vòng 3 tháng Falsey và Treanor thấy có 149 người được chăm sóc tại nhà có mắc bệnh đường hô hấp trên.

Bảng 39.2 so sánh tần suất tương đối của mỗi loại virus thường gây bệnh đường hô hấp trong 4 nghiên cứu. Dowling sử dụng số liệu dịch tễ học tư nhiều nghiên cứu được thực hiện vào cuối những năm 50 để xác định các hội chứng đường hô hấp dựa theo các loại virus được tìm thấy bằng phương pháp nuôi cấy hoặc tăng hiệu giá kháng thể. Dennynghiên cứu vai trò của các loại virus liên quan với nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em được ghi lại khi nằm viện. Số liệu năm 1987 làm tại North Carolina cũng tương tự như số liệu làm từ những năm 50 của Tại Nam Phi, từ 1982 đến 1991, Mc Anerney đã thu thập 966 kết quả cấy dịch họng từ 16 trung tâm nghiên cứu virus. Có 4133 mẫu xét nghiệm với kết quả cấy dương tính là 23,4%. Monto và Sullivan đã nghiên cứu các gia đình sống ở Tecumseh, một thị trấn nhỏ ở miền Đông Nam Michigan từ năm 1965 đến 1976 để xác định tần suất nhiễm virus đường hô hấp. Kết quả của họ cũng tương tự như các kết quả khác.

Virus hợp bào đường hô hấp

Virus hợp bào đường hô hấp (respiratory syncytial virus) thuộc nhóm paramyxovirus, gồm một chuỗi đơn ARN, là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi và viêmphế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người ta nhận thấy có hai nhóm kháng nguyên riêng biệt của Virus hợp bào đường hô hấp (A và B). Nhiễm trùng Virus hợp bào đường hô hấp ở cộng đồng thường xảy ra vào mùa đông xuân ở các vùng có khí hậu ôn đới. Chẩn đoán Virus hợp bào đường hô hấp trong giai đoạn nhiễm trùng cấp thường dựa vào cấy tìm virus trong dịch tiết mũi họng. Test chẩn đoán nhanh (Test Virus hợp bào đường hô hấp của Abott, xác định kháng nguyên trực tiếp Virus hợp bào đường hô hấp bằng phương pháp Becton Dickinson) để phát hiện kháng nguyên trong dịch tiết ở mũi có độ nhậy 95%, độ đặc hiệu 99% và cho kết quả sau vài giờ.

Mức độ bệnh do Virus hợp bào đường hô hấp gây ra rất khác nhau, từ sung huyết mũi mức độ vừa đến sốt cao và suy hô hấp. Bắt đầu dường như chỉ là bị cảm lạnh thông thường có thể đột nhiên trở thành bệnh nặng đe doạ tử vong. Nhiễm Virus hợp bào đường hô hấp có khuynh hướng thường xảy ra vào đầu tháng 1 trong năm. Các bằng chứng gợi ý rằng đối với trẻ sơ sinh thì các virus nhóm A thường gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng hơn các virus nhóm B. Phương thức lan truyền chủ yếu thông qua sự lây nhiễm các giọt lớn (đòi hỏi phải tiếp xúc gần gũi) và tự nhiễm qua các đồ vật hoặc qua da. Virus hợp bào đường hô hấp vẫn còn khả năng hồi phục nếu lây nhiễm từ các bề mặt trong vòng 6 giò, trong vòng 90 phút nếu dùng găng tay cao su và trong vòng 20 phút nếu tiếp xúc trực tiếp qua da. Đào thải virus Virus hợp bào đường hô hấp ở trẻ sơ sinh thường kéo dài trung bình khoảng 7 ngày.

Các chiến lược kiểm soát sự lây lan của virus hợp bào hô hấp nên nhằm vào việc ngăn chặn các phương cách lan truyền của virus và sự tự nhiễm thông qua mắt và mũi. Khẩu trang thường được sử dụng để phòng các virus đường hô hấp cho thấy đây không phải là phương pháp hiệu quả để làm giảm sự bùng phát của virus hợp bào hô hấp tại các khoa nhi. Rửa tay có thể là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất để kiểm soát sự lây nhiễm virus hợp bào hô hấp.

Bảng 39.1. Tỷ lệ hiện mắc các virus gây nhiễm trùng đườnghô hấp trên thường gặp

Virus Nghiên cứu tại Croatia Nghiên cứu tại bệnh viện ở Ấn Độ Nghiên cứu chăm sóc tại nhà
Sô bệnh nhấn Tỷ lệ hiện mắc Sô bệnh nhấn Tỷ lệ hiện mắc Số bệnh nhân Tỷ lệ hiện mắc
Virus hợp bào hô hấp 177 33,6 37 5,0 18 12,1
Rhinovirus 14 9,4
Herpes Simplex 8 1,5 6 4,0
Parainfluenza (nhóm 1,2,3) 12 2,3 38 5,2 3 2,0
Influenza (nhóm A và B) 3 0,6 45 6,1 0 0
Adenovirus 40 7,6 22 3,0
Enterovirus Virus sởi 18 3,4 23 3,1
Nhiễm trùng phối hợp 9 1,7 2 1,3
Tổng số bệnh nhân nghiên cứu 527 736 149

Bảng 39.2. Tỷ lệ các Virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên

Tỷ lệ (%)
Loại virus Số bệnh nhân Dowling Denny McAnernay Monto & Sullivan
Adenovirus 335 44 22 11 9
Parainfluenza 76 11 24 13 15
Enterovirus 101 14 14
Rhinovirus 64 9 10 37
Influenza 58 9 5 55 22
Hợp bào hô hấp 17 2 10 3 10
Coxsackie 58 9 0
Corona 20 2 0
Tổng số 729 100 85 82 93

Virus cúm

Ngày nay cúm được coi là một bệnh nhẹ nhưng rất nhiều người bị nhiễm bệnh, cho đến nay vẫn còn những người sống sót nhớ lại đại dịch trên toàn thế giới vào năm 1918 được gọi là “Dịch cúm Tây Ban Nha”. Bệnh cúm này được mô tả như là sự bắt đầu với những biểu hiện bị tấn công thông thường của virus cúm và nhanh chóng phát triển thành viêm phôi nặng. Hai giờ sau khi nhập viện, bệnh nhân có những chấm màu gụ ở trên gò má và sau vài giờ biểu hiện tím tái toàn bộ khuôn mặt. Tử vong nhanh chóng do ngạt. Những dịch cúm nặng xảy ra cách nhau khoảng 7 đến 11 năm. Chúng luôn xuất hiện cùng với sự hoành hành rộng lớn của bệnh và đánh dấu bằng sự tăng tỷ lệ tử vong.

Trong khoảng thời gian từ năm 1977 đến năm 1978, cuộc Điều tra Sức khoẻ Quốc gia đã ước đoán rằng 101 triệu bệnh cấp tính đường hô hấp gây ra bỏi tất cả các loại vius đường hô hấp đã được điều trị ở Mỹ. Khoảng 20 triệu trường hợp đã có thể ngăn chặn bằng cách phòng ngừa cúm có hiệu quả. Bên cạnh những virus cúm chiếm ưu thế, lan toả khắp một vùng, mỗi mùa; nhiều loại, dạng và các biến thể khác được xác định trong giai đoạn bệnh dịch. Những virus khác biệt về kháng nguyên này tạo ra “làn sóng báo tin”. Trong một vài năm thành công, một làn sóng lây bệnh tương đôi nhỏ với một virus khác biệt về kháng nguyên có thể xuất hiện trong nửa thời gian thứ hai của dịch bệnh và báo hiệu virus của dịch bệnh đối với những năm sau đó. Những “làn sóng báo tin” này rất hữu ích cho các nhà dịch tễ học để dự đoán các kháng nguyên virus cần thiết đưa vào vaccin trong mỗi giai đoạn.

Trong giai đoạn đầu của một dịch bệnh, một số lượng không cân xứng các trường hợp liên quan đến các trẻ em ở tuổi đến trường, 10 đến 19 tuổi. Giai đoạn sau của dịch bệnh, có nhiều trường hợp hơn được chẩn đoán trong số trẻ nhỏ và ở người lớn. Sự dịch chuyển lứa tuổi gợi ý rằng sự lan truyền sớm của virus cúm trong cộng đồng thì tập trung vào trẻ em ở tuổi đến trường.

Một đặc tính khác của virus cúm là tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh ở khu vực thành thị thì giảm so với tỷ lệ trẻ em ở khu vực nông thôn. Năm 1974, tỷ lệ trẻ em bị virus cúm B ở khu vực nông thôn của Michigan cao hơn 4 lần so với ở khu vực thành phố. Trẻ em ở các gia đình có thu nhập thấp ở thành thị có xu hướng bị bệnh sớm và nhẹ hơn. Những trẻ em này phải chịu nhiễm virus cúm dạng B nhiều trong giai đoạn đi học, chúng có thể có miễn dịch bảo vệ tương đối tốt hơn so với những trẻ em ở vùng nông thôn- những trẻ em ít bị nhiễm virus hơn trước đó.

Parainfluenza virus

Là một loại virus có một chuỗi đơn ARN gồm 4 nhóm huyết thanh và 2 hai dạng (parainfluenza nhóm 1,2,3 và 4A,4B). Thời gian hay xảy ra bệnh do parainfluenza thường vào mùa thu và mùa xuân. Nhóm virus này có thể gây ra viêm phế quản cấp,viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ. Hầu hết mọi người bị nhiễm virus parainfluenza vào lúc 5 tuổi. Miễn dịch đối với parainfluenza là không hoàn toàn và cũng như đối với Virus hợp bào đường hô hấp tái nhiễm xẩy ra trong suốt cuộc đời. Parainfluenza nhóm 1 và 2 có xu hướng gây dịch vào mùa thu; trong khi đó thì parainfluenza nhóm 3 có xu huống gây dịch tăng lên vào CUỐI mùa xuân. Nhiễm virus ở người lớn gây ra các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mức độ nhẹ, mặc dù đôi khi có thể bị viêm phổi. Dịch do parainfluenza nhóm 1 và 3 được ghi nhận là do những thiết bị chăm sóc bệnh nhân kéo dài. Bệnh đặc trUng bởi sốt, đau họng, chảy nước mũi và ho. Tỷ lệ viêm phổi tương đối cao.

Hầu hết các nghiên cứu gợi ý rằng bệnh được lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Virus parainfluenza thì bền vững ở dạng hạt khí nhỏ trong điều kiện độ ẩm thấp hay có ở các bệnh viện. Dịch do parainfluenza gây ra có xu hướng lây lan chậm hơn dịch do influenza hoặc là các nhiễm trùng lây truyễn qua đường hô hấp chính sách kiểm soát sự lây nhiễm nên tập trung vào việc rửa tay và cách ly bệnh nhân.

Rhinovirus

Rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở người lớn. Hơn 100 nhóm kháng nguyên đã được xác định và sự tái nhiễm xuất hiện trong suốt cuộc đời. ở vùng khí hậu ôn đới, lây nhiễm rhinovirus xuất hiện mạnh vào mùa thu và mùa xuân. Nhiễm rhinovirus được chẩn đoán bằng nuôi cấy virus từ dịch tiết mũi họng. Ớ người lớn khoẻ mạnh, nhiễm rhinovírus thường tự khỏi và được đặc trưng bằng sung huyết mũi, chảy nước mũi và đau họng nhẹ. Mặc dù ho là triệu chứng thường gặp nhưng lây nhiễm virus qua đường mũi họng lại hiếm xảy ra. Ho là do phản xạ. Không giống như các virus gây nhiễm trùng đường hô hấp khác (influenza, adenovirus) nhiễm rhinovirus gây ra các tổn thương nhỏ ở biểu mô mũi và có thể không gây tổn thương niêm mạc khí quản. Do quá trình sao chép rhinovirus giảm đi khi nhiệt độ cơ thể tăng cao nên sự xâm nhập trực tiếp của virus xuống đường hô hấp dưới là hiếm khi gặp ở mọi lứa tuổi.

Trong một nghiên cứu, lây nhiễm rhinovirus gây ra dịch nhiễm trùng đường hô hấp đầu tiên theo mùa ở một cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn. Các vụ dịch theo mùa xảy ra hầu hết thường vào giữa tháng 9 và tháng 11. Rhinovirus dễ dàng lầy truyền qua tiếp xúc với dịch tiết bị nhiễm trùng. Phương thức lây truyền có hiệu quả nhất là tiếp xúc theo đường tay với tay và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lây nhiễm sau khi bị nhiễm trùng ở mũi hoặc kết mạc. Rhinovirus duy trì sự lây nhiễm trong khoảng 3 giờ ở các bề mặt không có tính thấm. Lây nhiễm có thể giảm được bằng cách rửa tay hoặc khử trùng các bề mặt môi trường.

Coronavirus

Coronavirus là loại virus có một chuỗi đơn ARN, nó được xác định như là nguyên nhân chính gây cảm lạnh trong cộng đồng. Dịch xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân. Các nhiễm trùng xảy ra ở người tình nguyện nhiễm bệnh có biểu hiện bệnh tương tự như nhiễm trùng do rhinovirus. Biểu hiện sốt nhẹ có ở 20% số bệnh nhân. Nhiễm trùng đường hô hấp trên là biểu hiện thường gặp nhất do nhiễm Coronavirus. Coronavirus cũng thường đi kèm với các biểu hiện trầm trọng của bệnh phổi mạn tính.

 

Chẩn đoán thường khó vì virus không dễ phân lập được và nói chung huyết thanh không có giá trị. Trong một nghiên cứu tại 11 cơ sở chăm sóc sức khoẻ lâu dài do Nicholson và Baker thực hiện , các bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp được phân tích có các bằng chứng nhiễm coronavirus. Kháng thể đối với 2 chuỗi kháng nguyên được nghiên cứu nhiều nhất của coronavirus (229E và OC43) được phát hiện bằng phương pháp miễn dịch men (ELISA). Người ta cũng nhận thấy là khó phân biệt được nhiễm trùng do coronavirus với các nhiễm trùng do Virus hợp bào đường hô hấp và influenza. Các biến chứng đường hô hấp dưới như viêm phổi xảy ra ở 1/4 số bệnh nhân điều trị nội trú.

Adenovirus

Adenovirus là loại virus có chuỗi xoắn kép ADN với 41 nhóm huyết thanh được nhận ra và là nguyên nhân thường gặp nhất gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ. Các biểu hiện sổ mũi, viêm họng, viêm phổi, bệnh sốt viêm họng kèm viêm kết mạc và dịch viêm giác kết mạc đều do adenovirus gây nên. Lây nhiễm có thể xảy ra do hít phải các giọt nhỏ, các đồ vật trung gian truyền bệnh, lây truyền qua tay cũng như là qua đường phân miệng. Virus có thể được phân lập trong một thời gian dài từ các dịch tiết của đường hô hấp, dịch kết mạc mắt và phân của bệnh nhân bị bệnh. Chẩn đoán adenovirus có thể được khẳng định bằng nuôi cấy virus, nhưng tính không đồng nhất gen của adenovirus làm cho sự xác nhận này ít có giá trị. Các vụ dịch thường không phổ biến ở các cơ sở chăm sóc lâu dài cho các bệnh nhân là trẻ em hoặc người già. Nếu như một vụ dịch adenovirus xuất hiện thì chiến lược kiểm soát nên xem xét đến các phương thức lây lan của virus.

Những virus khác

Herpes simplex và virus sỏi đôi khi được phân lập từ dịch tiết mũi họng của các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trong một nghiên cứu , virus sởi đã được tìm thấy trong 3% các trường hợp cấy dịch mũi họng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng virus sởi được phân lập trong số các trường hợp tử vong của 43% các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tương tự như vậy, virus herpes simplex được chỉ ra là có tỷ lệ gây bệnh trong khoảng 1,3% các trường hợp nuôi cấy dịch mũi họng. Không có nghiên cứu nào nói về sự liên quan của virus này như là tác nhân gây ra các triệu chứng của đường hô hấp trên.

Virus coxsakie và echo thuộc nhóm picornavirus có chuỗi nhỏ ARN với khoảng 60 nhóm và dưới nhóm. Phần lớn các trường hợp lây truyền từ người sang người qua đường phân miệng hoặc qua lan truyền các hạt lớn. Các virus này có xu hướng gây ra các vụ dịch vào những tháng mùa hè nóng. Các trường hợp xảy ra hàng loạt được thấy ở các trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban ngày, các nơi cắm trại vào mùa hè và các trại đóng quân. Virus coxsakie được chia thành hai loại A và B, với khoảng 20 dưới nhóm đối với mỗi loại. Có nhiều hội chứng bệnh khác nhau theo các lứa tuổi của bệnh nhân.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.