Nhân viên quân đội, những người trẻ tuổi, vận động viên, người già, người có bệnh tim, và những người làm những công việc ở ngoài trời đặc biệt dễ bị tổn thương do nhiệt. Ngoài ra, những thuốc như amphetamin, cocain và thuốc kháng tiết cholin làm giảm tiết mồ hôi và làm cho người sử dụng tăng nguy cơ bị các tổn thương do nhiệt.
Điều hoà nhiệt độ, quần áo phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ, và uống đủ nước (không kể đến nước có ga, trà hay cà phê) sẽ làm giảm nguy cơ bị tổn thương. Làm quen với khí hậu bằng cách tăng hoạt động thể lực trong môi trường ấm trong các điều kiện được kiểm soát có thể đặc biệt có ích với các vận động viên, tân binh và thợ mỏ. cần chú ý đặc biệt đê bảo vệ người già trong các đợt nóng, nhất là khi độ ẩm không khí cao.
Mệt lả do nhiệt
Sinh lý bệnh học
Cấp cứu do nhiệt xảy ra khi cơ thể không có khả năng phát tán hoàn toàn lượng nhiệt sinh ra từ các nguồn chuyển hoá và môi trường. Vùng dưới đồi kiểm soát điều hoà nhiệt bằng cách giảm co mạch, như vậy tăng lượng máu tối da. Phát tán nhiệt xảy ra qua bức xạ, dẫn truyền, đối lưu và bốc hơi của mồ hôi. ở nhiệt độ lớn hơn 35°c (95°F) hầu hết nhiệt của cơ thể mất qua mồ hôi, một cơ chế trở nên không có hiệu quả khi độ ẩm lớn hơn 75%.
Biểu hiện lâm sàng
Trường hợp điển hình là trước đó có hoạt động thể lực cao trong môi trường nóng và không uống đủ nước. Triệu chứng của chấn thương nhiệt gồm đau đầu, hoa mắt, buồn nôn, nôn, nhược cơ, rối loạn thị giác, nóng bừng. Những dấu hiệu lâm sàng gồm chảy nhiêu mồ hôi, da nóng, ẩm và tái, loạn nhịp tim.
Điều trị
Trên hiện trường ngoài trời các bước điều trị nhằm mục đích là giảm nhiệt độ cơ thể và bù nước bằng cách nới lỏng quần áo, đắp khăn ẩm lên mặt, chuyển người bệnh vào bóng râm, nằm nghỉ, cho uống nước tái khi người đó đi tiểu. Trong bệnh viện, làm các xétnghiệm đế tìm các dấu hiệu cô đặc máu, tăng natri máu và tăng urê huyết; và điều trị cần bắt đầu trước khi có các kêt quả xét nghiệm. Phòng cấp cứu cần mở điều hoà không khí để làm bệnh nhân đủ mát, nhưng cũng có thể cần đắp thêm khăn mặt ẩm, mát trên trán và xung quanh hông.
Say nóng
Sinh lý bệnh học
Nhiệt độ của cơ thể tăng lên, các cơ chế điều nhiệt của cơ thể không đáp ứng được sẽ làm tăng nhu cầu chuyển hoá và năng lượng sẽ không tích luỹ được; hệ thống enzym tế bào bị rối loạn, tính thấm của màng tế bào tăng lên và khi đó sẽ dẫn đến sốc. Người bị say nóng do gắng sức có tăng dòng máu tới cơ hoạt động dẫn đến các cơ chế điều nhiệt không đáp ứng được nhu cầu thải nhiệt của cơ thể. Những người có tuổi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể bị mất nước tăng dần trong thời gian vài ngày.
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh nhân thường có biểu hiện thay đổi tâm thần cấp tính xảy ra sau khi lao động gắng sức trong môi trường làm việc nóng. Khám bệnh nhân thấy mạch nhanh, huyết áp giảm hoặc bình thường, nhịp thỏ nhanh. Nhiệt độ trung tâm thường tăng cao tới 40,5°c (105°F) hoặc cao hơn, nhưng nhiệt độ cũng có thể thấp hơn do bệnh nhân được tiếp xúc với môi trường mát tại nơi thăm khám. Các dấu hiệu thần kinh bao gồm: dễ bị kích thích, nhầm lẫn, mất điều hoà động tác, có những cơn co, mất phương hướng tạm thời và hôn mê. Ở những người có tuổi, hôn mê rất dễ xẩy ra. Da thường khô, nóng do sự co mạch. Truy tim mạch, đông máu rải rác trong lòng mạch xuất hiện ở những thể nặng và rất nặng. Cần làm các xét nghiệm như công thức máu toàn bộ, chức năng gan, thận, các isoenzym ở tim, và đo mức base máu động mạch để xác định mức độ mất nước và cân bằng toan – kiềm. Xét nghiệm về đông máu có thể bất thường, xét nghiệm nước tiểu có hiện tượng cô đặc và xuất hiện myoglobin trong nước tiểu.
Chẩn đoán phân biệt
Quá liều thuốc kê theo đơn hoặc thuốc bị cấm, bị đầu độc hay tự tử, đột quỵ và nhồi máu cơ tim cũng có những biểu hiện tương tự say nóng.
Điều trị
Quan trọng nhất là phải giảm nhiệt độ trung tâm của cơ thể bằng cách cởi bỏ quần áo ngoài, vẩy nước ấm lên mặt nạn nhân, để nạn nhân ở nơi thoáng khí, và cho uống nước hoa quả nếu nạn nhân còn tỉnh. Trong khi vận chuyển nạn nhân, có thể cần thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp.
Tại bệnh viện, chức năng tuần hoàn, hô hấp cần được đánh giá ngay và duy trì ổn định, cần tiếp cận tĩnh mạch và bù khối lượng dịch mất bằng dung dịch đường/muối đẳng trương hoặc đường/một nửa muối đẳng trương, cần theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể và lượng nước tiểu của bệnh nhân.
Để giảm nhiệt độ cần tiến hành làm mát theo kiểu bay hơi bằng cách xịt nước ấm nên mặt bệnh nhân hoặc sử dụng quạt mát, nhưng cần chú ý không được làm cơ thể bị hạ nhiệt độ đột ngột, cần tránh để bệnh nhân bị rét run vì sẽ dẫn đến làm tăng nhiệt độ của cơ thể; nếu cần có thể cho bệnh nhân dùng diazepam 2-5 mg (uống hoặc tiêm bắp). Có thể cần điều chỉnh các rối loạn đông máu bằng huyết tương tươi đông lạnh và tiểu cầu.
Các biến chứng ở gan, thận, tim, não như hôn mê, sững sờ hay đột quỵ có thể xảy ra nhất thời hoặc kéo dài phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân và mức độ trầm trọng của say nóng.