Xác định chính xác vị trí huyệt

Các nhà châm cứu thời xưa đã sáng tạo ra bốn phương pháp xác định chính xác vị trí huyệt.

Phương pháp đo để lấy huyệt

Phương pháp này sử dụng các quy ước về các loại thốn. Thốn là đơn vị chiều dài của châm cứu. Có 2 loại thốn:

Thốn phân đoạn (bone proportional – cun), nên còn gọi là thốn B

Thốn ngón tay (finger – cun), nên còn gọi là thốn F.

Thốn B được sử dụng trong những vùng đã được phân đoạn.

Bảng 8.Các vùng phân đoạn (xem sơ đồ kèm)

VÙNG CƠ THỂ Mốc đo đạc Số thốn theo tài liệu cổ

(Linh khu)

Số thốn hiện nay
Giữa 2 gốc tóc trán (đầu duy) 9 9
ĐẦU Giữa 2 cung lông mày đến chân tóc trán 3 3
Giữa chân tóc trán đến chân tóc gáy 12 12
Bờ trên xương ức đến góc 2 cung sườn 9 9
BỤNG Góc 2 cung sườn đến giữa rốn 8 8
NGỰC Giữa rốn đến bờ trên xương vệ 6,5 5
LƯNG Đường giữa lưng (nối các gai sống) đến bờ trong xương bả vai 3 3
CHI Ngang đầu nếp nách trước đến ngang nếp gấp khuỷu tay 9 9
TRÊN Nếp gấp khuỷu tay đến nếp gấp cổ tay 12,5 12
Mấu chuyển lớn đến ngang khớp gối 19 19
CHI DƯỚI Nếp khoeo chân đến ngang lồi cao nhất mắt cá ngoài 16 16
Bờ dưới mâm xương chày đến ngang lồi cao nhất mắt cá trong 13 13

Thốn F thường được dùng cho các huyệt ở mặt, bàn tay, bàn chân, ….Thốn F được quy ước bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 3 của chính cơ thể người ấy (đồng thân thốn). Theo công trình nghiên cứu của Viện Đông y Hà Nội, ở một người cao 1,58m với cách tính 1 thốn = 1/75 chiều cao cơ thể, thì chiều dài của thốn trung bình của người Việt Nam là 2,11cm.

Phương pháp dựa vào mốc giải phẫu hoặc hình thể tự nhiên (nếp nhăn, lằn chỉ,…) để lấy huyệt

Nói chung huyệt thường ở vào chỗ lõm cạnh một đầu xương, một ụ xương, giữa khe hai xương giáp nhau, giữa khe hai cơ hoặc hai gân giáp nhau, trên nếp nhăn của da hoặc ở cạnh những bộ phận của ngũ quan. Người xưa đã lợi dụng những đặc điểm tự nhiên này để làm mốc xác định vị trí huyệt (ví dụ: huyệt tình minh ở gần khoé mắt trong, huyệt thái xung ở khe giữa 2 xương bàn ngón 1 và 2. Phương pháp lấy huyệt dựa vào tư thế hoạt động của một bộ phận

Phương pháp lấy huyệt này đòi hỏi người bệnh phải làm một số động tác đặc biệt để người thầy thuốc xác định huyệt (ví dụ như bệnh nhân co khuỷu tay để xác định huyệt khúc trì).

Phương pháp lấy huyệt dựa vào cảm giác khi dùng ngón tay đè và di chuyển trên da

Sau khi xác định vùng huyệt bằng ba phương pháp trên, muốn tìm vị trí chính xác để châm kim, các nhà châm cứu thường dùng ngón tay ấn mạnh trên vùng huyệt và di chuyển ngón tay trên mặt da vùng huyệt. Mục đích của thao tác này nhằm phát hiện: hoặc bệnh nhân có cảm giác ê, tức, có cảm giác như chạm vào dòng điện hoặc người thầy thuốc cảm nhận được dưới da có một bó cơ cứng chắc hơn vùng bên cạnh.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.