Thao tác châm kim

Chọn kim

Chọn độ dài kim tùy thuộc độ dày cơ vùng định châm.

Kiểm tra lần cuối cùng xem kim châm có đảm bảo yêu cầu không? Loại bỏ kim quá cong, rỉ sắt hoặc móc câu.

Sát trùng da

Áp dụng kỹ thuật vô trùng trong bệnh viện.

Châm qua da

Yêu cầu khi châm kim qua da bệnh nhân, không đau hoặc ít đau. Muốn vậy thao tác châm phải nhanh, gọn, dứt khoát.

Để đạt được yêu cầu trên, cần phải chú ý đến các nội dung sau:

Cầm kim thật vững: cầm bằng 3 hoặc 4 ngón tay ở đốc kim.

Cầm thẳng kim.

Lực châm phải tập trung ở đầu mũi kim.

Thực hiện động tác phụ trợ để châm qua da nhanh:

Căng da ở những vùng cơ dày.

Véo da ở vùng cơ mỏng hoặc ít cơ.

Khi làm căng da hoặc véo da cần lưu ý không chạm tay vào chỗ sẽ cắm kim để tránh nhiễm trùng nơi châm.

Khi châm, cần lưu ý góc đo của kim khi châm (của kim so với mặt da)

Góc 600 – 900: vùng cơ dày.

Góc 150 – 300: vùng cơ mỏng.

Cần kết hợp các điều kiện trên để châm đạt yêu cầu.

Ví dụ:

Vùng cơ dày: chọn kim dài, châm thẳng, sâu kết hợp với căng da; vùng cơ mỏng: chọn kim ngắn, châm xiên 150-300 kết hợp với véo da.

Vê kim để đưa kim tiến tới hay lui dễ dàng và tìm cảm giác đắc khí.

Sau khi châm xong dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ (hoặc ngón tay cái và ngón 2 – 3) để vê kim, cứ khi đẩy ngón cái tiến ra trước thì lùi ngón trỏ (hoặc ngón 2 – 3), khi ngón trỏ tiến thì ngón cái lùĐộng tác này được thực hiện đều đặn, linh hoạt, nhịp nhàng.

Cảm giác đắc khí

Đắc khí là vấn đề rất quan trọng khi châm.

Theo Đông y, khi châm đạt được cảm giác đắc khí chứng tỏ khí của bệnh nhân được huy động đến thông qua mũi châm – đạt kết quả tốt.

Nếu châm mà không tìm được cảm giác đắc khí chứng tỏ “khí” của bệnh nhân đã suy kém – không áp dụng châm để điều trị.

Có thể hiểu đây là đáp ứng của người bệnh, thông qua hệ thần kinh đối với kích thích của mũi châm.

Có thể xác định khi châm có cảm giác đắc khí bằng một trong hai cách:

Cảm giác của bệnh nhân: thấy căng, tức, tê, nặng, mỏi tại chỗ châm hoặc lan xung quanh nhiều hoặc ít.

Cảm giác ở tay thầy thuốc: thấy kim như bị da thịt vít chặt lấy, tiến hay lui kim có sức cản (cảm giác tương tự khi châm vào cục gôm tẩy).

Các cách thường dùng để tạo cảm giác đắc khí:

Búng kim: búng vào cán kim nhiều lần.

Vê kim: ngón cái và trỏ vê đốc kim theo hai chiều nhiều lần. Cách này thường dùng.

Tiến, lui kim: vừa vê kim vừa kéo kim lên xuốn

Rút kim

Khi hết thời gian lưu kim, người thầy thuốc có thể rút kim theo hai cách:

Nếu kim lỏng lẻo: cầm kim rút lên nhẹ nhàng.

Nếu kim còn vít chặt: vê kim nhẹ trước khi rút lên sau đó sát trùng chỗ châm.

Sau khi rút kim, sát trùng da chỗ kim châm.

Một số trường hợp sau khi rút kim chỗ châm vẫn còn cảm giác khó chịu (thường do kích thích quá mức trong khi châm) thì có thể xử lý bằng hai cách: hoặc dùng ngón tay day, vuốt xung quanh hoặc cứu thêm lên trên huyệt thì cảm giác khó chịu sẽ dịu đi.

Những điểm cần chú ý khi thực hiện kỹ thuật châm

Thầy thuốc châm cứu phải rèn luyện thái độ hòa nhã, nghiêm túc, vui vẻ, coi trọng người bệnh khi thực hiện thủ thuật.

Thầy thuốc châm cứu phải chọn tư thế bệnh nhân sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất và bệnh nhân phải hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian lưu kim (có tất cả 7 loại tư thế ngồi và 3 tư thế nằm khác nhau để thầy thuốc chọn lựa).

Thầy thuốc châm cứu phải sử dụng thành thạo những phương pháp xác định vị trí huyệt. Có bốn phương pháp khác nhau:

Dùng thốn để lấy huyệt (thốn B và thốn F)

Dựa vào mốc giải phẫu hoặc hình thể tự nhiên (nếp nhăn, lằn chỉ…) để lấy huyệt.

Lấy huyệt dựa vào tư thế hoạt động của một bộ phận.

Lấy huyệt dựa vào cảm giác của người bệnh khi dùng ngón tay đè và di chuyển trên da.

Thầy thuốc châm cứu phải rèn luyện thành thạo kỹ thuật châm kim, gồm:

Sử dụng kim có độ dài phù hợp với vị trí của huyệt.

Đảm bảo yêu cầu vô trùng của kỹ thuật.

Châm qua da phải nhanh, gọn, dứt khoát.

Phối hợp đúng các thủ thuật để có được cảm giác đắc khí.

Cảm giác đắc khí

Cảm giác đắc khí là đáp ứng của người bệnh, thông qua hệ thần kinh đối với kích thích của mũi châm.

Xác định cảm giác đắc khí bằng:

Cảm giác của bệnh nhân: thấy căng, tức, tê, nặng, mỏi tại chỗ châm hoặc lan xung quanh nhiều hoặc ít.

Cảm giác ở tay thầy thuốc: thấy kim như bị da thịt vít chặt lấy, tiến hay lui kim có sức cản.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.