Châm cứu chữa trịsa trực tràng

(Trực Trường Thoát Thùy – Lòi Dom – Thoát Giang – Lòi Trôn Trê – Prolapsus De L’Anus – Prolapse of Anus).

A. Đại cương

Là trạng thái khúc cuối trực trường sa xuống, thoát (lòi) ra ngoài hậu môn.

Thường gặp nơi người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ nhỏ .

B. Nguyên nhân

Do ăn nhiều chất béo, tiêu chảy hoặc kiết l lâu ngày, hoặc người lớn tuổi bị táo bón, ho lâu ngày, phụ nữ sinh đẻ quá nhiều, lúc đẻ dùng nhiều sức quá làm cho khí hư hạ hãm, hậu môn dãn ra không thể co thắt lại được, gây ra thoát giang.

C. Triệu chứng

Mỗi lần đại tiện, thành ruột thoát ra ngoài hậu môn. Nếu nhẹ chỉ thấy trực trường sa xuống, sưng lên, nhưng có thể tự rút vào được. Nặng thì phải dùng tay đẩy vào, thậm chí khi ho, hắt hơi, đi đứng, lao động cũng có thể bị lòi ra. Thường kèm theo muốn đi cầu nhiều nhưng đại tiện không nhiều hoặc kèm theo bụng dưới trướng đau, lưng đau, tiểu nhiều.

D- Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ngoại đề khí bị hạ hãm.

Huyệt dùng: Trường Cường (Đc.1) + Thừa Sơn (Bq.57) (Bq.58).

Trường Cường, châm thẳng, châm hướng đến phía trên trực trường. Rồi châm hướng về phía trái, phải và phía trước, tạo cảm giác lan ra chung quanh hậu môn. Thừa Sơn, kích thích mạnh.

Nếu chưa bớt, thêm Bạch Hoàn Du (Bq.28), châm xiên hướng xuống phía trong, tạo cảm giác lan tới giang môn.

Cứu thêm huyệt Bá Hội (Đc.20).

Mỗi ngày trị 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.

Ý nghĩa: Bạch Hoàn Du, Trường Cường để thu liễm gân cơ ở giang môn; thêm Thừa Sơn là cách dùng huyệt ở xa, Bá Hội ở đỉnh đầu, dùng phép cứu có thể thăng dương, đưa khí bị hạ hãm lên.

2- Cứu Vĩ Ế Cốt (xương cùng) 7 tráng, cứu huyệt ở giữa rốn, tùy theo tuổi mà cứu (Thiên Kim Phương).

3- Cứu phía trên Cưu Vĩ (Nh.15) (cốt) (xương cụt) 7 tráng (Ngoại Đài Bí Yếu).

4- Đại Trường Du (Bq.25) + Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Xung (Vi.30) (Châm Cứu Tập Thành).

5- Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trường Du (Bq.25) (Châm Cứu Đại Thành).

6- Bá Hội (Đc.20) 3 tráng + Vị Du (Bq.21) + Trường Cường (Đc.1) (Loại Kinh Đồ Dực).

7- Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải Du (Bq.24) + Đại Trường Du (Bq.25) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Thiên Xu (Vi.25) + Hành Gian (C.2) + Túc Tam Lý (Vi.36) ( Tân Châm Cứu Học).

8- Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Cứu Khí Hải (Nh.6) + Thần Khuyết (Nh.8) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

9- Châm bổ hoặc cứu Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trường Du (Bq.25) .

Có thể phối hợp với Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

10- Trường Cường (Đc.1) + Bá Hội (Đc.20) (Trung Hoa Châm Cứu Học).

11- Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Yêu Du (Đc.2) + Thần Khuyết (Nh.8) + Thừa Sơn (Bq.57) + Nhị Bạch + Trúc Trượng + Bàng Cường (Châm Cứu Học HongKong).

12- Trường Cường (Đc.1) + Thừa Sơn (Bq.57) + Đại Trường Du (Bq.25) + Khí Hải Du (Bq.24) + Cứu Bá Hội (Đc.20) + Thứ Liêu (Bq.32) .

Mỗi lần chọn 2-3 huyệt. Lưu kim 20-30 phút. Cứu 20 phút. Mỗi ngày 1 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 6/1986).

13- Cứu + châm Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trường Du (Bq.25) + Thừa Sơn (Bq.57) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.