Châm cứu Răng đau

(Nha Thống – Dentalgie – Toothache)

A. Đại cương

Răng đau thường do răng sâu. Ăn các thứ lạnh, nóng, chua, ngọt càng đau hơn. Châm thường mục đích chỉ giảm (cắt) cơn đau, cần tìm đúng nguyên nhân để trị cho hợp.

B. Nguyên nhân

Thực chứng: Do vị Hoả, nhiệt uất ở kinh Dương Minh.

Hư chứng: Do Thận hư.

C. Triệu chứng

Thực chứng: Răng đau, miệng hôi, táo bón, sốt, khát. Rêu lưỡi vàng, mạch Sác.

Hư chứng: Răng lung lay, đau, miệng khô, mỏi mệt, rìa lưỡi đỏ, mạch Trầm, Tế, Sác.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ thông kinh khí chỗ đau.

Châm Hợp Cốc (Đtr.4) + Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) .

Kích thích mạnh vừa, lưu kim 10 phút, thỉnh thoảng vê kim 1 lần. Ngày châm 1 lần.

+ Đau do vị Hoả thêm Nội Đình (Vi.44) .

+ Đau do Thận hư thêm Thái Khê (Th.3) .

Ý nghĩa: Giáp Xa, Hạ Quan để sơ thông kinh khí ủng trệ ở vùng răng đau; Hợp Cốc để thông điều kinh khí vùng răng; Nội Đình để tiết uất nhiệt; Thái Khê để bổ Thận (vì theo’ Nội Kinh’: Thận Chủ xương, răng là phần dư của xương).

2- Đại Nghênh (Vi.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Hạ Quan (Vi.7) + Hoàn Cốt (Đ.12).

Răng trên: Dương Cốc (Ttr.5) + Chính Doanh (Đ.17) .

Răng dưới: Dịch Môn (Ttu.2) + Dương Cốc (Ttr.5) + Nhị Gian (Đtr.2) + Thương Dương (Đtr.1) + Tứ Độc (Ttu.9) (Thiên Kim Phương).

3- Đại Nghênh (Vi.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Quyền Liêu (Ttr.18) + Thính Hội (Đ.2) + Thương Dương (Đtr.1) + Thượng Quan (Đ.3).

Hoặc Chính Doanh (Đ.17) + Đại Nghênh (Vi.5) + Tam Gian (Đtr.3) (Tư Sinh Kinh).

4- Dương Bạch (Đ.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) + Phù Bạch (Đ.10) + Tam Gian (Đtr.3) (Châm Cứu Tụ Anh).

5- Răng trên: Lữ Tế (Thái Khê (Th.3) ) + Thái Uyên (P.9) + Nhân Trung (Đc.26) .

Răng dưới: Hợp Cốc (Đtr.4) + Long Tuyền (Nhiên Cốc (Th.2) ) + Thừa Tương (Nh.24) + Thận Du (Bq.23) + Tam Gian (Đtr.3) + Hành Gian (C.2) (Châm Cứu Đại Thành).

6- Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ty Trúc Không (Ttu.23) (Bách Chứng Phú).

7- Dương Khê (Đtr.5) + Nhị Gian (Đtr.2) (Thông Huyền Phú).

8- Phong Phủ (Đc.16) + Thừa Tương (Nh.24) (Ngọc Long Ca).

9- Giáp Xa (Vi.6) + Thừa Tương (Nh.24) đều 3 tráng + Kiên Ngung (Đtr.15) + Liệt Khuyết (P.7) đều 7 tráng (Châm Cứu Yếu Lãm).

10- Nhóm 1: Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Thái Khê (Th.3).

Nhóm 2: Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

11- Đại Trữ (Bq.11) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

12- Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

13- Dũng Tuyền (Th.1) + Giáp Xa (Vi.6) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhị Gian (Đtr.2) + Nội Đình (Vi.44) (Trung Hoa Châm Cứu Học).

14- Phong Hoả: Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + đều tả .

Vị Hoả: Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44), đều tả .

Hư Hoả: Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Khê (Th.3) [bổ] + Thái Xung (C.3) [tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).

15- Đại Nghênh (Vi.5) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thừa Tương (Nh.24) (Châm Cứu Học Thủ Sách).

16- Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nha Thống, châm kích thích mạnh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

17- Răng trên: Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Đình (Vi.44) + Thái Uyên (P.9).

Răng dưới đau: Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Thừa Tương (Nh.24) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

Xem thêm

Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.