LIỆT DƯƠNG

Liệt dương là bệnh của nam glới biểu hiện dương vật không cương hoặc cương yếu. Trong Y văn cổ có sách ghi ‘Dương nuy’, ‘Âm nuy’, ‘Dương Vật Bất Cử’.

Theo y học hiện đại, Liệt dương có thể phân làm hai loại: Nguyên phát và thứ phát. Nguyên phát là từ khi lớn lên chưa hề có dương vật cương và phóng tinh do suy sinh dục từ tuổi dậy thì. Liệt dương thể thứ phát có thể phân làm loại do tổn thương thực thể và loại do rối loạn chức năng.

Loại do tổn thương thực thể thường là thứ phát của các bệnh tim, phổi, thận, não, do các bệnh nội tiết như bệnb cường giáp, bệnh của tuyến thuỳ, tuyến thượng thận, bệnh của tinh hoàn, tiểu đường, do các bệnh viêm nhiễm như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm dịch hoàn (do quai bị), viêm chất xốp dương vật, liệt dương, còn có thể do chấn thương ngoại khoa, bệnh cột sống, nhiễm độc thuốc…

Người ta phát hiện bệnh có thể do nhiễm mỡ xơ mạch của phân nhánh hố chậu của động mạch chủ.

Đặc điểm lâm sàng của liệt dương do tổn thương thực thể là bệnh nặng dần, không có hiện tương cương dương vật vào lúc sáng sớm hoặc cương bất kỳ.

Loại do rối loạn chức năng thường do yếu tố tâm thần (mà y học cồ truyền gọi là nguyên nhân “thất tình” như tình cảm lạnh nhạt, buồn phiền, kinh sợ, lo lắng hoặc không tha thiết về tình dục).

Đặc điểm của loại bệnh này là sáng dậy dương vật có cương hoặc cương bất kỳ, lúc cương, lúc không, có thể trị khỏi bằng ám thị, tâm lý liệu pháp, thuốc nam, châm cứu.

Nguyên Nhân Liệt Dương

Nguyên nhân gây nên liệt dương có nhiều, cơ sở bệnh lý theo y học cổ truyền có thể qui nạp chủ yếu: Thận hư, thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ.

Thận hư bao gồm khí huyết bất túc, nặng thì mệnh môn hoả suy.

Thấp nhiệt thường do ăn nhiều chất béo ngọt hoặc nghiện rượu sinh thấp, sinh nhiệt hoặc do bệnh nhiễm.

Khí trệ do tình chí thất thường làm cho can khí bị uất kết. Can tàng huyết, chủ cân mạch, mạch lạc không thông, dương vật thiếu nuôi dưỡng sinh ra chứng liệt dương.

Khí trệ và huyết ứ thường có quan hệ nhân quả, ảnh hưởng lẫn nhau.

Biện Chứng Luận Trị Liệt Dương

Thường luận trị theo các thể bệnh thường gặp sau:

Thận Hư: Mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, sắc mặt xạm đen, hoa mắt, ù tai, boạt tinh hoặc xuất tinh sớm (tảo tinh, tiết tinh), lưỡi sắc nhợt, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Nhược, vô lực.

Điều trị: Ích thận, cố tinh, bổ khí huyết. Dùng bài Tả Quy Hoàn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Câu kỷ tử 160g, Quy bản giao 160g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giác giao 160g, Sơn dược 160g, Thục địa 320g, Ngưu tất 120g, Sơn thù 120g.

(Trong bài, Lộc giác giao bổ can thận, ích tinb huyết, là chủ dược; Quy bản + Thục địa + Câu kỷ tử để bổ âm huyết; Sơn dược + Sơn thù + Ngưu tất để bổ thặn cố tinh; Thỏ ty tử bổ dương, ích âm, cố tinh).

Trường hợp chân tay lạnh mạch Trầm, Trì, Nhược, thêm Tắc kè, Tiên linh tỳ (Dâm dương hoắc), Nhục thung dung, Hắc Phụ tử, Quế nhục để trợ dương. Trường hợp khí kém, mệt mỏi nhiều gia Nhân sâm, Hoàng kỳ để bổ khí.

Khí Trệ Huyết Ứ: Tinh thần bứt rứt, ngực sườn đầy tức, tính tình nóng nảy, sắc mặt xạm, môi tím, lưỡi có điểm ứ huyết sắc tím, mạch Huyền hoặc Sáp.

Điều trị: Hành khí hoạt huyết hoá ứ, dưỡng can thận. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang Gia Giảm (Y Lâm Cải Thác): Sài hồ, Cam thảo đều 4g, Cát cánh, Xuyên khung đều 6g, Chỉ xác 8g, Đào nhân 16g, Đương quy, Hồng hoa, Ngưu tất, Sinh địa đều 12g.

(Trong bài, Đương quy, Bạch thược, Xích thược, Sinh địa, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết, hoá ứ; Chỉ xác, Hương phụ hành khí; Xuyên Ngưu tất, Kỷ tử, Ba kích thiên, Bổ cốt chi, Tiên linh tỳ bổ can thận).

Thấp Nhiệt: Bụng dưới đau âm ỉ, nước tiểu vàng, hoặc âm nang (bìu đái) lở ngứa, lưỡi đỏ, rêu vàng dày nhớt, mạch Trầm Sác. Thể này ít gặp, phần lớn đến khám có triệu chứng viêm nhiễm.

Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt, bổ ích can thận. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết): Đơn bì 120g, Sơn dược 160g, Trạch tả 120g, Hoàng bá 80g, Sơn thù 160g, Tri mẫu 80g, Thục địa 320g, Phục linh 120g.

(Trong bài, Sinh địa + Đơn bì + Tri mẫu + Hoàng bá để thanh nhiệt; Bạch linh, Trạch tả thêm Hoạt thạch + Cam thảo để trừ thấp; Thêm Thỏ ty tử + Ích trí nhân + Tiên linh tỳ + Quy bản để bổ ích can thận).

CHÂM CỨU TRỊ LIỆT DƯƠNG

Châm Cứu Học Thượng Hải: Ôn bổ Mệnh Môn.

Dùng Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Lãi Câu (C.5).

Tâm Tỳ suy: thêm Thần Môn (Tm.7).

Mệnh Môn Hoả suy: thêm Mệnh Môn (Đc.4) (có thể cứu 3 – 5 tráng).

Ý nghĩa: Lãi Câu là huyệt Lạc của kinh Túc Quyết Âm, mạch của nó kết ở dương vật; Mệnh Môn thuộc mạch Đốc là chỗ ở của Mệnh Môn (Kỳ Phủ Mệnh Môn Chi Hoả), hợp với Quan Nguyên để làm tăng nguyên dương; Thần Môn là huyệt Nguyên của kinh Tâm, phối Tam Âm Giao để điều tiết Tâm Tỳ.

Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khí Hải + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) Đại Lăng (Tb.7) (Châm Cứu Đại Thành).

Cứu Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) (Loại Kinh Đồ Dực).

Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Dương Cốc (Ttr.5) [đều cứu] (Thần Cứu Kinh Luân).

Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) (Châm Cứu Phùng Nguyên).

Quan Nguyên (Nh.4) + Mệnh Môn (Đc.4) + Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Bá Hội (Đc.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

Yêu Dương Quan (Dc.2) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Liêu (Bq.33) + Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Khúc Cốt (Nh.2) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thứ Liêu (Bq.32) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

Khí Hải + Thận Du (Bq.23) + Đại Trường Du (25) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Trung Cực (Nh.3) + Nhiên Cốc (Th.2) + Âm Cốc + Chiếu Hải + Khúc Cốt (Nh.2) + Quy Lai (Vi.29) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Liêu (Bq.33) + Hạ Liêu (Bq.34). Luân phiên chọn huyệt châm.

Tâm Tỳ Hao Tổn: Tâm Du (Bq.15) + Tỳ Du (Bq.20) + Thần Môn (Tm.7) + Khí Xung (Vi.30) + Tam Âm Giao (Ty.6) [đều bổ].

Kinh Hãi và Phẫn Nộ: Can Du (Bq.18) + Đởm Du (Bq.19) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khí Hải (đều bổ) + Thái Xung (C.3) + Cấp Mạch (C.12) [đều ta?].

Phòng Lao Quá Độ: Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Hạ Liêu (Bq.34) + (đều cứu). (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Mệnh Môn (Đc.4) + Yêu Dương Quan (Đc.2) + Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khúc Cốt (Nh.2) + Thận Du (Bq.23) + Hội Dương (Bq.35) + Chí Thất (Bq.52) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Hoành Cốt (Th.11) + Di Tinh (Châm Cứu Học Hong Kong).

Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Mệnh Môn (Đc.4) + Chí Thất (Bq.52) (Châm Cứu Học Việt Nam).

Thận Âm Hư: bổ Thận, ích tinh, Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Chí Thất (Bq.52).

Thận Dương Hư: ôn bổ Thận Dương, Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Yêu Dương Quan (Đc.2).

Tỳ Thận Hư Tổn: tư bổ Tỳ Thận, Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Khí Hải (Nh.6) + Thái Khê (Th.3).

Thấp Nhiệt: thanh nhiệt, lợi thấp, Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Phục Lưu (Th.7) + Hành Gian (C.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khí Hải (Nh.6).

Thận Dương Hư: thêm Mệnh Môn (Đc.4).

Tâm Tỳ Lưỡng Hư: thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Chí Thất (Bq.52).

Can Thận Âm Hư: thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6). (‘Triết Giang Trung Y Tạp Chí’ số 162/1987).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.