HẦU SA
Chứng: Lúc đầu sốt, rét, họng sưng, nổi vết ban đỏ, nuốt xuống thì đau, khát, ngực đầy, rêu lưỡi vàng nhờn, rìa lưỡi và chót lưỡi đỏ sẫm, mạch Sác hoặc Trầm giống như Phục. Sau đó đầu họng lở loét, hơi thở hôi, khắp cơ thể nổi mụn đỏ.
Vì vết thương lở loét, có những hạt nhỏ như cát, mầu đỏ, vì vậy gọi là Lạn Hầu Đơn Sa.
Nguyên nhân:
Do cảm nhiễm khí dịch lệ, uế khí độc hoặc táo nhiệt gây nên.
Điều trị:
Mới bệnh: Tán biểu, dùng bài Kinh Phòng Bại Độc Tán 20
Khương hoạt Kinh giới Phòng phong có Tác dụng tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn; Độc hoạt ôn thông kinh lạc; Xuyên khung hoạt huyết, khu phong; Sài hồ giải cơ, thanh nhiệt; Bạc hà sơ tán phong nhiệt; Tiền hồ Cát cánh thanh tuyên Phế khí; Chỉ xác khoan trung, lý khí; Phục linh lợi thấp.
Thanh Yết Lợi Cách Thang 46 bỏ Tiêu, Hoàng, thêm Bách thảo sương, Mã bột làm tá.
Nếu hỏa đã vào phần vinh: nên dùng phép thanh vinh, giải độc. Dùng thuốc sơ thấu làm tá. Nhẹ thì dùng Hắc Cao Thang 16Nặng thì dùng Tê Giác Địa Hoàng Thang 40
Tê giác, Đơn bì thanh huyết nhiệt để dẫn huyết xuống; Sinh địa, Bạch thược hòa huyết, bổ huyết.
HẦU TIÊN
Trong họng có những vết loét như mang cá tươi tiên vì vậy gọi là Hầu Tiên.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
Vị Hỏa Thượng Chưng
Chứng: Họng lở loét, hôi thối, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch Sác, có lực.
Nguyên nhân: Do ăn thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu, nhiệt tụ lại ở Vị, bốc lên nung nấu họng gây nên.
Điều trị: Thanh Vị, tả hỏa, lợi yết.
Dùng bài Thanh Vị Tán Gia Giảm 44.
Hoặc Ngọc Nữ Tiễn Gia Giảm 32.
Thạch cao, Tri mẫu thanh dư hỏa ở dương minh, làm quân; Thục địa bổ thủy ở thiếu âm bất túc, làm thần; Mạch môn tư âm, sinh tân, làm tá; Ngưu tất dẫn nhiệt ở phần huyết đi xuống, làm sứ.
Can Thận Âm Hư
Chứng: Trong họng và vòm họng có những mạch máu đỏ chằng chịt hết các chỗ, giống như những nốt nhỏ mà ngứa, đau, khô. Thức ăn thì may ra có thể nuốt xuống được nhưng nước hoặc thuốc thì một giọt cũng khó xuống được. Họng khô, nháp mà ngứa, về đêm bệnh càng nặng.
Không chữa kịp thì dần dần khan tiếng, mất tiếng, nghẹn mà chết.
Nguyên nhân: Do Can Thận âm hư tổn, hư hỏa bốc lên, tân dịch không nhuận lên trên họng được, Phế nhiệt nung nấu gây nên bệnh. Thường gặp nơi người bị lao.
Điều trị: Không nên dùng thuốc có vị đắng, tính hàn, vì có thể làm cho Vị bị tổn thương. Có thể chọn dùng:
Lục Vị Địa Hoàng Hoàn 27, Dưỡng Âm Thanh Phế Thang 06, Tri Bá Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm 55, Đại Bổ Âm Hoàn Gia Giảm 09.
Thuốc thổi: Nên dùng Phàn Tinh Tán 76 để thổi vào.