GIÁC

(Phép bạt quyền)

Phép bạt quyền còn gọi là phép điều trị bằng ống hút, người xưa gọi là giác pháp. Đó là phương pháp điều trị lấy một loại ống làm công cụ, mượn sức nóng để đuổi không khí bên trong nó, khiến cho ống hút chặt lấy da, tạo thành hiện tượng xuất huyết. Các nhà y học đời trước, khi điều trị vết thương sưng mủ đã dùng phương pháp này để hút máu, mủ; sau này mới ứng dụng rộng rãi trong các bệnh nội khoa. Như trong cuốn “Ngoại dài bị yếu” đời Đường có ghi: “Hoạn yêm điệp phế lao chi loại bệnh” đẳng bệnh… tức dĩ hắc điểm thương ký chi thủ tam chỉ đại thanh trúc đồng, trường thốn hứa, nhất đầu lưu tiết, vô tiết đầu tiên lạc như kiêm, chữ cứu.. số dĩ thử giác chi, lệnh ác vật xuất tận, nãi tật trừ. Trong “Bản thảo cương mục thập di” đời Thanh có nói đến hỏa quyền khí rằng: “Quyền đắc hòa khí hợp vu nội, tức nhiên bất khả thoát…nhục thượng khởi hồng hôn, quyền trung hữu khí thủy xuất, phong hàn tận xuất” đều là mở rộng ứng dụng của phương pháp điều trị bạt quyền. Phương pháp điều trị bằng bạt quyền là một phương pháp chữa bệnh quan trọng trong điều trị châm cứu. Dựa vào tình hình của bạt khí, hình thức bạt quyền và tổng hợp các vận dụng mà phân loại như sơ đồ sau:

Phân loại phương pháp bạt quyền

Hỏa quyền: Lợi dụng sức nóng đề bài trừ không khí.

Thủy quyền: Lợi dụng đung nước để bài trừ không khí.

Trừ khí quyền: Lợi dụng máy bơm đế hút khí ra.

Đơn quyền: Sử dụng một quyền.

Đa quyền: Sử dụng nhiều quyền.

Siểm quyền: Sau khi hút bạt khí thì bỏ ra.

Lưu quyền: Sau khi hút bạt, lưu thời gian nhất định.

Tả quyền: Sau khi hút bạt, kéo trở lại bề mặt da.

Dược quyền: Dùng thuốc để giác.

Châm quyền: Kết hợp với châm.

Chích huyết quyền: Sau khi chích huyết thì giác.

Dụng cụ

Đồng quyền và thiết quyền.

Tức là ống chế tạo bằng đồng hoặc bằng sắt, hình dạng giống như ống bằng tre, miệng ống lớn bé không nhất định như nhau. Ưu điểm là khó vỡ, nhược điểm là truyền nhiệt hơi nhanh, dễ dàng làm nóng rực lớp da nơi bị bệnh. Trước mắt ứng dụng chưa nhiều.

Ống bằng thủy tinh: Tức là dùng thủy tinh chế tạo thành; có ba số: đại, trung, tiểu.

+ Ưu điểm: Có thể nhìn thấy được mức tụ máu trong thời gian sử dụng, nắm vững được thời gian.

+ Khuyết điểm: dễ vỡ.

Ống hút khí: Ở Việt Nam đã chế tạo được ống hút khí bàng pilotton bóp bằng tay rất tiện.

Phương pháp hấp bạt

Trước mắt phương pháp bạt quyền thường dùng mấy cách sau:

Phép hỏa quyền: Lợi dụng sức nóng của lửa để hút hết khí ra, khiến cho áp lực trong ống giảm, ống hút chặt trên lớp da. Có mấy phương pháp sau đây:

Đầu hỏa pháp: Dùng mẩu giấy nhỏ châm lửa cho vào trong ống, không đợi giấy cháy hết, lập tức úp trên bề mặt vùng cần hút, như vậy đầu của mẩu giấy chưa cháy hết rơi xuống có thể tránh cháy da.

Sản hỏa pháp: Dùng tờ giấy dài hoặc mồi bông tẩm cồn cháy đưa vào trong ống một lúc rồi lập tức úp ngay ống xuống chỗ cần hút khí thì có thể hút chặt vào chỗ đó.

Thiếp niếp giáp: Đính một mồi lửa vào trong ống úp lên trên vùng cần hút.

Giá hỏa pháp: Dùng một vật không dễ cháy và truyền nhiệt, đặt lên trên chỗ cần hút, đặt một ít bông cồn lên trên, châm lửa vào rồi úp ống lên trên.

Thủy quyền pháp: Phần lớn là dùng ống trúc, cho vào nồi nước sôi, lấy ra dùng khăn bông bịt miệng ống úp lên da hoặc lấy ra dốc hết nước úp lên da.

Châu khí pháp: Dùng ống hết khí ra.

Vận dụng các phương pháp bạt quyền

Đơn quyền: Dùng khi điểm đau nhỏ, có thể tùy theo độ lớn nhỏ của vùng đau mà dùng ống quyền thích hợp. Ví dụ đau dạ dày úp ống quyền trên huyệt quản.

Đa quyền: dùng khi phạm vi bệnh rộng, có thế dựa vào hình thái giải phẫu vùng bị bệnh mà ước lượng số quyền. Ví dụ khi một bó cơ bị lao tổn có thể dựa vào vị trí thành hình bó cơ mà bày ống quyền gọi là “Bài quy quyền pháp”. Khi điều trị ứ máu ở nội tạng hoặc một bộ phận nào đó, có thể dựa vào phạm vi giải phẫu tạng khí mà xếp các ống quyền.

Siểm quyền: Sau khi giác, gỡ ống ra liền (không lưu). Làm nhiều lần như vậy đến khi da đỏ thì thôi.

Lưu quyền: Dùng đối với phần lớn các loại bệnh, sau khi ống hút lên trên rồi, lưu ống trong thời gian nhất định, phần lớn là lưu 5-15 phút. Ống hút lớn nên giảm thời gian lưu ống cho thích hợp. Mùa hè và da chỗ hút mỏng cũng không nên kéo dài thời gian lưu ống hút.

Tẩu quyền: Còn gọi là suy quyền. Phần lớn dùng đối với các vùng đau tương đối rộng, cơ thịt dày. Như đau cột sống, đau đùi. Nên chọn ống hút có miệng tương đối rộng, tốt nhất là dùng ống pha lê. Trước trên miệng ống bơi một ít mỡ trên. Sau khi ống đã hút, tay giữ chặt đáy quyền, hơi nghiêng ống, tức là nửa đằng sau ấn, nửa đằng trước hơi nhấc lên, từ từ chuyển động về phía trước. Cứ như vậy ống quyền di động nhiều lần bên trên bề mặt da đến lúc da màu hồng thì thôi.

Dược quyền: Thường dùng 2 phép:

Thử dược quyền: Cho thuốc vào trong túi vải, buộc chặt miệng, đặt vào nước trong, đun đến nồng độ thích hợp, lại lấy ống quyền bằng tre cho thuốc vào, hơ 15 phút. Sử dụng nên dựa vào cách thủy quyền hút khí tại nơi cần. Phần lớn là dùng với bệnh phong thấp.

Thuốc thường dùng: Ma hoàng, tiền giải, khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, tần cửu, mộc qua, xuyên thực, sinh ô đầu, lưu ký thục, nhũ hương, một dược 2 tiền.

Trữ dược quyền: Tại nơi hút khí chứa một lượng thuốc nhất định (ước từ 2/3-1/2 ống). Thường dùng cúc thục thủy, lưỡng diện châm chích, sinh khương chấp, rượu phong thấp. Sau đó làm theo cách ống hút khí, khiến cho ống hút chặt trên da. Cũng có thể dùng ống thủy tinh chứa 1/3-1/2 là thuốc, sau đó dùng phép hỏa quyền ống hút chặt trên da. Thường dùng với các bệnh phong thấp, hen suyễn, ho, cảm mạo, lở loét, viêm dạ dày mãn tính, tiêu hóa không tốt, ghẻ da trâu…

Thích huyết (thích lạc) bạt quyền

Dùng kim tam lăng, phiến đào sứ, kim thê hà, dao mũi nhỏ, kim qua da, ống suy thích…

Trước tiên căn cứ vào độ lớn nhỏ của nơi bị bệnh mà yêu cầu lượng máu phải lấy ra, dựa vào phép thích huyết, phá huyết quản nhỏ; sau đó ống quyền lên, có thể làm tăng thêm hiệu quả của phép thích huyết. Thích ứng với các tổn thương phần mệ cấp và mạn tính, viêm đa thần kinh, mẩn ngứa, đan độc, suy nhược thần kinh, đau thần kinh cơ năng, đau dạ dày, đại tràng.

Phạm vi ứng dụng

Phương pháp ống hút phần lớn dùng với các bệnh phong thấp, đau bụng, đau dạ dày, tiêu hóa không tốt, đau đầu, cao huyết áp, cảm mạo, hen suyễn, đau lưng, kinh nguyệt, mắt đỏ sưng, rắn cắn và vết thương mới chưa loét.

Phương pháp bạt quyền không thích ứng sử dụng với bệnh sốt cao, co giật, dị ứng ngoài da, lở loét, cơ thịt gầy mòn, xương gồ ghề, vùng cương cùng và phần bụng, phụ nữ có thai khi dùng nên thận trọng.

GHI CHÚ

Vị trí phải thích đáng, da thịt vùng đó phải căng. Nơi có nhiều nếp gấp, thịt da nhẽo, gồ ghề không bằng phẳng và vị trí di động thì hỏa quyền dễ thoát ra.

Căn cứ vào vị trí khác nhau, trước tiên chọn quyền to nhỏ thích hợp.

Ứng dụng phép dầu hỏa khi bạt quyền mồi lửa phải cháy, động tác phải nhanh, miệng quyền hơi nghiêng tránh để lại vết bỏng trên da. Khi dùng phép sản hỏa, bông tẩm cồn không được nhiều, đề phòng chảy xuống, đồng thời đừng để cồn dính ở miệng quyền.

Khi dùng phép thiếp miên, phải đề phòng lửa cháy xuống dưới khi dùng phép giá hỏa.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.