MẠCH NHÂM

Trung cực

Mộ huyệt của Bàng quang.

Vị trí: đường giữa bụng, bờ trên xương mu đo lên 1 thốn (rốn xuống 4 thốn).

Tác dụng: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bí tiểu, tiểu buốt, rắt, di tinh, liệt dương, phù thũng.

Quan nguyên

Mộ huyệt của Tiểu trường.

Vị trí: từ rốn đo xuống 3 thốn (đường giữa bụng).

Tác dụng: điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, di mộng tinh, tiểu dầm, buốt, rắt; phù thũng, cấp cứu chứng thoát của trúng phong. Huyệt dùng để bổ các chứng hư tổn.

Thạch môn

Mộ huyệt của Tam tiêu.

Vị trí: huyệt nằm dưới rốn 2 thốn.

Tác dụng: điều trị đau quặn bụng dưới, tiêu chảy, tiểu đục, tiểu buốt rắt, băng huyết, rong huyết, bế kinh, ăn không tiêu, phù thũng.

Trung quản

Mộ huyệt của Vị.

Vị trí: từ rốn đo lên 4 thốn (đường giữa bụng).

Tác dụng: điều trị đau ngực, ợ hơi, nôn mửa, đầy hơi, kiết lỵ, tiêu chảy.

Cự khuyết

Mộ huyệt của Tâm.

Vị trí: từ rốn lên 6 thốn (đường giữa ngực).

Tác dụng: điều trị đau ngực, nấc, nôn, ợ chua, hồi hộp, điên cuồng, kinh giật, hay quên.

Đản trung

Mộ huyệt của Tâm bào.

Vị trí: giao điểm của đường giữa ngực với kẽ liên sườn 4 – 5.

Tác dụng: điều trị đau tức ngực, hen suyễn, khó thở, nấc, ít sữa.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.