Giãn tĩnh mạch tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng giãn hệ thống tĩnh mạch tinh, bao gồm: tĩnh mạch tinh trong, tĩnh mạch tinh sau và tĩnh mạch tinh bìu. Do hệ thống van tĩnh mạch bị khiếm khuyết, máu tĩnh mạch không đi từ tinh hoàn xuống ổ bụng như thông thường mà chảy ngược từ ổ bụng vào bìu làm sự phát triển của tinh trùng rối loạn, tinh hoàn do đó bị tổn thương, bên tinh hoàn bị bệnh nhỏ đi. Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch tinh, đó là đau tức tại tinh hoàn, nhưng không thể xác định đau ở vị trí nào cụ thể. Nhất là khi cơ thể mệt mỏi do làm việc quá sức hay thời tiết nóng nực…, tinh hoàn bị bệnh đau nhiều hơn. Quan sát có thể thấy bên tinh hoàn bị bệnh nhỏ hơn so với bên bình thường. Nhiều bệnh nhân khi đứng, khối tĩnh mạch ở bìu bị giãn trông như túi giun, khi nằm có cảm giác bẹp xuống. Tùy theo tình trạng bệnh mà có thể nhận biết được khi sờ hay thậm chí chỉ nhìn cũng thấy tĩnh mạch tinh giãn nổi ở dưới da. Một số người nhất là thanh niên còn bị đau tưng tức rất khó chịu. Cơn đau xuất hiện khi dương vật cương hay đi lại nhiều, nằm nghỉ thì hết. Phần lớn, các trường hợp bị giãn tĩnh mạch tinh thường bị ở tinh hoàn bên trái.
Có nhiều yếu tố, nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh như: do cơ địa của người bệnh; do mạch máu bất thường; hệ thống van tĩnh mạch của tinh hoàn bất thường; những người do đặc thù công việc thường xuyên phải đứng nhiều, đứng lâu…
Do giãn tĩnh mạch tinh ít có triệu chứng điển hình nên người bệnh dễ nhầm với các bệnh khác ở bìu như thoát vị bẹn (sa ruột), nang thừng tinh, viêm mào tinh… Đã có trường hợp chẩn đoán là sa ruột nhưng khi mổ không thấy ruột đâu, hay chẩn đoán là nang thừng tinh nhưng mổ ra chỉ là một búi tĩnh mạch giãn to.
Tại sao giãn tĩnh mạch tinh gây vô sinh?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 15% nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh và nguyên nhân dẫn tới vô sinh là do:
Nhiệt độ tinh hoàn tăng: Bình thường nhiệt độ tinh hoàn 35oC, khi bị giãn tĩnh mạch tinh nhiệt độ tăng lên đến 37oC bằng nhiệt độ trong ổ bụng. Nhiệt độ tăng kéo dài làm cho sản xuất tinh trùng giảm xuống.
Ứ máu tĩnh mạch tại tinh hoàn: Làm chuyển hóa tại tinh hoàn bị ứ đọng, đào thải khỏi tinh hoàn chậm lại gây “ngộ độc” tế bào sinh tinh trùng;
Máu động mạch đến nuôi tinh hoàn giảm: Do ứ máu tĩnh mạch làm cho máu động mạch đến tinh hoàn giảm đi dẫn đến ôxy và chất dinh dưỡng nuôi tinh hoàn bị giảm ảnh hưởng sinh tinh trùng;
Rối loạn nội tiết tại tinh hoàn: Làm cho nội tiết tố sinh dục bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng.
Điều trị kịp thời có thể có con tự nhiên
Các chuyên gia y tế cho biết, ở nước ta tỉ lệ nam giới mắc bệnh này rất cao nhưng hầu như không ai biết bệnh và cũng không chú ý đến những triệu trứng của bệnh. Họ chỉ đến với bác sĩ nam khoa khi cảm giác đau, tức ở bìu gây bất tiện cho sinh hoạt hay thấy lâu có con. Cũng theo các chuyên gia, bệnh giãn tĩnh mạch tinh tiến triển âm thầm và ngày càng nặng theo thời gian. Nếu bị giãn tĩnh mạch tinh ở giai đoạn nhẹ thì tinh trùng sẽ bị giảm chất lượng (số lượng thì vẫn bình thường). Nặng hơn thì giảm cả chất lượng và số lượng tinh trùng. Trường hợp nặng không có tinh trùng trong tinh dịch. Để lâu ngày không điều trị làm cho các tế bào sinh tinh bị giảm, tinh hoàn bị teo, dẫn đến vô sinh. Với những bệnh nhân điều trị kịp thời, tinh trùng có thể sản xuất bình thường, khả năng sinh con tự nhiên rất cao. Bởi vậy, khi thấy đau, tức ở bìu, nhất là bìu trái, cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Việc điều trị cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh tùy mức độ tác động lên tinh hoàn mà số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm, có thể không còn tinh trùng trong tinh dịch. Với trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng thuốc giúp cho thành mạch bền vững và thu nhỏ tĩnh mạch. Với những trường hợp nặng thì phải phẫu thuật thắt hoặc cắt tĩnh mạch tinh để máu khỏi trào ngược và không giãn nữa. Thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch tinh sau phẫu thuật đã cho kết quả: Với trường hợp số lượng và chất lượng tinh trùng giảm, có khoảng 70% tinh trùng được cải thiện; Đối với trường hợp không còn tinh trùng có 50% tái xuất hiện tinh trùng và có thể có con tự nhiên mà không cần thụ tinh nhân tạo.
Nguy hại của giãn tĩnh mạch tinh gồm có:
1. Gây ra khó chịu cục bộ: Biểu hiện là tức và đau nhói vùng âm nang, biểu hiện rõ khi đứng và khi hoạt động, nằm sẽ đỡ hơn. Còn có thể do bệnh nhân lo lắng và suy nghĩ dẫn đến suy nhược thần kinh, tinh thần bất thường, mất lực, mất ngủ…
2. Dẫn đến trở ngại chức năng sinh lý: Một số bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, khi bệnh nhẹ không điều trị, dẫn đến xuất hiện những trở ngại chức năng sinh lý: sinh lý giảm sút, khoái cảm giảm, đau khi quan hệ, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…
3. Ảnh hưởng đến sinh sản nam giới: Theo thống kê y học cho thấy, trong số nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có khoảng 2/3 có thể bị tinh dịch bất thường, làm cho lượng tinh trùng giảm, khả năng hoạt động kém, tinh trùng dị dạng tăng, vì thế dẫn đến vô sinh.
Bác sĩ nhắc nhở giãn tĩnh mạch tinh có thể nguy hại rất lớn đến khả năng sinh sản và chức năng sinh lý nam giới. có thể cướp đi quyền làm cha của nam giới, nhất định phải đến bệnh viện để điều trị, tốt nhất nên sử dụng phương pháp thủ thuật xâm lấn tối thiểu.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn bất thường của hệ thống các tĩnh mạch dây thừng tinh . Đây là một dị tật hay gặp ở tuổi thiếu niên ( độ 10 % ) , không có triệu chứng , ngoại trừ một số cảm giác như căng đau , khó chịu ở vùng bìu , bẹn. Khoảng 90 % các trường hợp giãn tĩnh mạch tinh xuất hiện ở bên trái. Ở người lớn , chứng giãn tĩnh mạch tinh nếu diễn biến nặng có thể làm giảm phát triển tinh hoàn , đôi khi kèm theo giảm thiểu số lượng tinh trùng , vô sinh
Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch sẽ giúp cải thiện rõ tình trạng vô sinh do giảm tinh trùng
Theo tổ chức Y tế thế giới , gần 40 % đàn ông hiếm muộn nguyên phát và khoảng 70-80 % đàn ông hiếm muộn thứ phát bị giãn tĩnh mạch
Ảnh hưởng đầu tiên của giãn tĩnh mạch tinh lên chức năng tinh hoàn là tăng nhiệt độ , ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh . Thông thường , sự điều hòa nhiệt độ ở tinh hoàn được đảm bảo bằng hai cơ chế : da bìu có khả năng co giãn cao , sẽ giản ra khi nóng ; và búi tĩnh mạch tinh giúp làm nguội máu từ động mạch tới tinh hoàn . Khi tĩnh mạch tinh bị giãn , nó sẽ có nhiệt độ cao và không làm nguội máu động mạch được nữa.
Giãn tĩnh mạch tinh cũng dẫn đến tình trạng thiếu oxy , có thể làm suy thoái các sợ cơ da bìu, từ đó ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa nhiệt độ của da bìu
– Giãn tĩnh mạch tinh có thể được điều trị tốt bằng phẫu thuật , nhằm cải thiện chức năng của tinh hoàn , tăng khả năng có con .
Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh :
– X-quang can thiệp làm tắc mạch .Phương pháp này có tỷ lệ biến chứng chung là 6 % như thủng mạch máu , thuyên tắc mạch , và chỉ nên dành cho những trường hợp phẫu thuật thất bại
– Phẫu thuật ngã bẹn ( phẫu thuật Ivanissevich ) có tỷ lệ tái phát cao và không bảo tồn động mạch tinh và gây đau vùng bẹn sau mổ
– Phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh ngã sau phúc mạc ( phẫu thuật palomo ) có tỉ lệ tái phát thấp hơn và bảo tồn được động mạch tinh
– Phẫu thuật ngã dưới bẹn có những thuận lợi tương tự như phẫu thuật ngã bẹn và ít đau hơn do không cắt cơ
– Phẫu thuật ngã bìu không còn được áp dụng nữa do có nhiều biến chứng
– Phẫu thuật nội soi ổ bụng có tỉ lệ thành công tương tự phẫu thuật ngã sau phúc mạc ; tuy nhiên nội soi ổ bụng lại tốn kém nhiều , có nguy cơ gây tổn thương ruột và các tạng trong ổ bụng
Tóm lại : vi phẫu thuật ngã dưới bẹn hay ngã bẹn thấp là phẫu thuật có tỉ lệ thành công cao nhất, ít biến chứng nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất
Biểu hiện lâm sàng
Giai đoạn sớm, giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có biểu hiện lâm sàng, phần lớn các trường hợp bệnh nhân đến khám vì lý do vô sinh sau đó tình cờ phát hiện ra giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Giai đoạn muộn, triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau tinh hoàn, sờ thấy các búi tĩnh mạch giãn ở bìu. Có thể sờ thấy ở tư thế nằm và rõ hơn khi dùng nghiệm pháp Valsalva. Khoảng 80-90% các trường hợp có giãn tĩnh mạch thừng tinh ở bên trái.
Năm 2004, theo nghiên cứu của Gat và cộng sự, có tới 80% các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái trên lâm sàng (sờ thấy búi tĩnh mạch giãn) thì có giãn kèm theo cả bên phải khi thăm khám siêu âm doppler.
Một số tác giả cho rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh gây teo tinh hoàn (thể tích tinh hoàn giảm < 20ml), tuy nhiên vẫn còn đang được nghiên cứu.
Chẩn đoán
Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không khó khăn, chỉ cần dựa vào khám lâm sàng sờ thấy búi tĩnh mạch tinh giãn và siêu âm Doppler thấy đường kính tĩnh mạch tinh trên 2.5mm.
Điều trị
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh kinh điển là phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh qua nội soi ổ bụng hoặc mổ mở. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân phải trải qua cuộc mổ có gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống.
Hiện nay, với sự tiến bộ của điện quang can thiệp, phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng can thiệp nội mạch ngày càng được phổ biến rộng rãi và dần thay thế phương pháp điều trị phẫu thuật do tính chất xâm nhập tối thiểu, hiệu qủa cao. Vật liệu được sử dụng có thể là coil, bóng, chất gây xơ…Bệnh nhân không phải phẫu thuật, không gây mê hoặc gây tê tủy sống, không để lại sẹo mổ, đặc biệt là không có nguy cơ thắt vào ống dẫn tinh.
Lợi ích của phương pháp can thiệp nội mạch (nút mạch)
Không phải rạch da vùng bẹn, bìu
Hiệu quả tương đương phẫu thuật, bao gồm cả hiệu quả tại chỗ và hiệu quả điều trị vô sinh
Thời gian nằm viện và trở lại sinh hoạt thường ngày ngắn (<24h)
Có thể can thiệp nút mạch cho cả 2 bên với chỉ 1 đường vào tĩnh mạch (với phẫu thuật, để thắt đám rối tĩnh mạch tinh 2 bên thì phải tạo 2 đường rạch da tương ứng 2 bẹn – bìu)
Chỉ cần gây tê tại chỗ vùng TM đùi chung. Không cần gây mê toàn thân hay gây tê tủy sống
Không cần chỉ khâu da