I. ĐẠI CƯƠNG:
Chấn thương niệu đạo là cấp cứu ngoại khoa phải được xử trí kịp thời để tránh các tai biến trước mắt là bí đái, viêm tấy nước tiểu tầng sinh môn và tránh các di chứng phức tạp về sau: viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo.
II.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN:
Sau khi bị ngã ngồi xoạc 2 chân, giập tầng sinh môn lên vật cứng, nạn nhân thấy:
Đau nhói ở tầng sinh môn, có khi mạnh quá có thể ngất đi không ngồi dậy được, không đi lại được ngay.
Chảy máu ở miệng sáo nhiều hay ít, từng đợt hay liên tục, không tự ngừng, mặc dầu bệnh nhân tự lấy tay ép vào vùng bị tổn thương.
Thăm khám tại chỗ:
- Ấn tầng sinh môn có thể có điểm đau chói và thấy máu chảy ra ở miệng sáo.
- Tầng sinh môn bầm tím tụ máu hình cánh bướm to hoặc nhỏ. Máu tụ lớn có thể lan rộng 2 bên bẹn và ra phía trước, bìu căng
III.THÁI ĐỘ XỬ TRÍ:
- Trường hợp bệnh nhân đái được:
Theo dõi, giảm đau, kháng sinh và không can thiệp gì. Sau 1 tuần nong niệu đạo, chụp niệu đạo kiểm tra.
- Bệnh nhân không đái được:
Thông bàng quang: vô trùng và nhẹ nhàng để tháo nước tiểu, có thể đặt thông tại chổ 1-3 ngày, giảm đau, kháng sinh. Sau khi rút ống thông, chụp niệu đạo kiểm tra (hoặc nong thử).
Mở bàng quang đơn thuần hoặc mở thông bàng quang kết hợp đặt ống thông niệu đạo.
- Trường hợp máu tụ vùng tầng sinh môn lớn, hoặc viêm tấy nước tiểu tầng sinh môn:
Mở thông bàng
Mở tầng sinh môn: khâu cầm máu.
Niệu đạo đứt, lấy máu tụ tầng sinh môn. Hoặc viêm lan tấy nước tiểu, rạch rộng tầng sinh môn tháo nước tiểu.
- Vấn đề phẫu thuật khâu nối phục hồi niệu đạo:
- Thì đầu: cấp cứu. Dẫn lưu bàng quang kết hợp lấy máu tụ tầng sinh môn, cầm máu niệu đạo.
- Thì hai: cắt đoạn niệu đạo khâu nối, kết quả sẽ chắc chắn hơn.