Định nghĩa
VÔ KINH: không hành khi ngoài những thời kỳ có thai
VÔ KINH NGUYÊN PHÁT: khi đã tối 16 tuổi mà không thấy hoặc không hành kinh lần đầu tiên.
VÔ KINH THƯ PHÁT: ngừng hành kinh trong vòng ít nhất là 3 tháng ở một phụ nữ vốn vẫn hành kinh.
ĐAU KINH: trong khi hành kinh bị đau bụng.
RONG KINH: hành kinh ra nhiều máu và kéo dài một cách không bình thường.
BĂNG HUYẾT: chảy máu ở trong tử cung ngoài những thời kỳ hành kinh.
THIỂU KINH: hành kinh ra ít máu và quá ngắn một cách không bình thường.
HÀNH KINH THƯA: chu kỳ kinh nguyệt dài bất thường.
HỘI CHỨNG TRƯỚC HÀNH KINH (TIỀN HÀNH KINH): những rối loạn chức năng xảy ra trước khi hành kinh.
VÔ KINH NGUYÊN PHÁT
Lần hành kinh đầu tiên ở phụ nữ xuất hiện muộn ở 17 tuổi vẫn có thể là bình thường. Dậy thì muộn thường mang tính gia đình, và có những nguyên nhân sau đây:
NGUYÊN NHÂN Ở BUỒNG TRỨNG: suy buồng trứng với gonadostimulin (FSH và LH) cao, gặp trong những trường hợp:
- Buồng trứng phát triển không bình thường do di truyền hoặc nội tiết, xem: tình trạng lưỡng giới tính, tinh hoàn nữ tính hoá và hội chứng
- Buồng trứng bị tổn thương: khốì u, phẫu thuật, tia xạ, viêm buồng trứng
NGUYÊN NHÂN DƯỚI ĐỒI THỊ- TUYẾN YÊN
Suy buồng trứng với các gonadostimulin (FSH và LH) giảm, gặp trong những trường hợp sau đây:
- U tuyến yên, bệnh thâm nhiễm, bất thường về mạch máu.
- Nhược năng tuyến yên: biểu hiện là chứng lùn do tuyến yên (hội chứng Lorain-Lévi).
- Chứng phù niêm ở thiếu niên: xem từ này.
- Rối loạn chức năng của vùng dưới đồi thị: có những biểu hiện dậy thì muộn với vô kinh nguyên phát, các đặc điểm giới tính thứ phát kém phát triển (lông, vú). Đê chẩn đoán, cần khám phá chức năng vùng dưới đồi thị bằng thử nghiệm với LH-RH.
NGUYÊN NHÂN Ở TỬ CUNG VÀ ÂM ĐẠO (vô kinh nguyên phát với đặc điểm giới tính thứ phát bình thường): gặp trong các trường hợp:
- Màng trinh không thủng với chứng tích máu trong âm đạo, âm đạo tịt (âm đạo không phát triển).
- Hội chứng von Rokitansky – Kuster:phối hợp các dị tật: thiếu tử cung bẩm sinh, thiếu âm đạo hoàn toàn, giảm sản các vòi trứng, và những dị tật khác nữa, nhưng hai buồng trứng lại bình thường.
Những nguyên nhân khác: tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (xem: tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh), hội chứng Cushing xuất hiện vào tuổi dậy thì, bệnh xơ nang, suy thận mạn tính, các bệnh tim bẩm sinh, các bệnh toàn thân nặng đều có thể gây ra vô kinh.
VÔ KINH THỨ PHÁT
CÓ THAI: là nguyên nhân phổ biến nhất. Trong thời kỳ sau đẻ, vô kinh sẽ kéo dài từ 6-8 tháng, nếu không cho con bú (thời kỳ này kéo dài hơn nữa nếu cho con bú).
NGUYÊN NHÂN ở BUỒNG TRỨNG: suy buồng trứng với các gonadostimulin cao. Gặp trong nhũng trường hợp sau:
- Buồng trứng bị tổn thương: khối u, phẫu thuật, tia xạ, liệu pháp hoá chất, viêm buồng trứng tự miễn, Trong những trường hợp này FSH và LH vẫn cao.
- Hội chứng Stein-Leventhal hoặc buồng trứng đa nang, trong trường hợp này thì LH cao nhưng FSH bình thường.
- Mãn kinh sớm: xảy ra trước 45 tuổi mà không có nguyên nhân rõ rệt.
- Hội chứng buồng trứng kháng gonadostimulin: có đặc điểm là vô kinh thứ phát với hàm lượng
FSH và LH cao và có những nang trứng bình thường hoặc bị thoái hoá. Buồng trứng chỉ đáp ứng với những liều lượng rất lớn gonadostimulin hoặc với hiện tượng bột phát sau một thời kỳ dài điều trị bằng những hormon estrogen-progesteron.
- Suy hoàng thể, xem hội chứng này
NGUYÊN NHÂN Ở VÙNG DƯỚI ĐỔI THỊ-TUYÊN YÊN: suy buồng trứng với các gonadostimulin (FSH và LH) giảm: xảy ra trong những trường hợp:
- Nhược năng tuyến yên:đặc biệt là hội chứng Sheehan (vô kinh dai dang sau khi đẻ) và u tế bào kỵ sắc của tuyến yên.
- Hội chứng vô kinh-tiết(sữa (xem hội chứng này): do khôl u tuyến yên bài tiết prolactin.
- Hội chứng De Morsier(xem hội chứng này).
- Rối loạn chức năng vùng dưới đồi thị tuyến yên: vô kinh do tâm thần là nguyên nhân hay gặp nhất của vô kinh thứ phát.
Những vấn đề xúc cảm nhỏ có thể khởi phát chứng vô kinh. Tuy nhiên vô kinh trong trường hợp này thường khỏi tự phát trừ phi là những trường hợp do rối loạn tâm thần nặng hoặc do chứng chán ăn tâm thần.
NGUYÊN NHÂN Ở TUYẾN THƯỢNG THẬN: tăng sản tuyến thượng thận hoặc khôl u nam tính hoá (về chi tiết, xem chứng nam tính hoá do tuyến vỏ thượng thận), hội chứng Cushing, bệnh Addison.
NGUYÊN NHÂN Ở TỬ CUNG:
- Dính sau chấn thương (gọi là hội chứng Asherman): vô kinh dai dẳng xảy ra do nạo tử cung sau sẩy thai hoặc sau đẻ.
- Dính do viêm: nhất là do bệnh lao (calci hoá).
NGUYÊN NHÂN DO THUỐC:
- Viên tránh thai uống hoặc sử dụng estrogen-progesteron : vô kinh, “sau viên tránh thai” dai dắng có thể xảy ra sau một thời gian dùng các viên tránh thai lâu hơn 6 tháng. Có thể điều trị bằng clomifen và trong trường hợp có chứng tiết sữa thì bằng bromocriptin.
- Spironolacton, phenothiazin cũng có thể gây ra vô kinh.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC: kém dinh dưỡng, thiếu máu nặng, bệnh nhiễm trùng (lao, viêm gan do virus), những bệnh mạn tính nặng (suy thận mạn tính, xơ gan), nhược năng tuyến giáp, u buồng trứng nam tính hoá, đều có thể là nguyên nhân gây ra vô kinh.
XÉT NGHIỆM BỔ SUNG:
Đứng trước một trường hợp vô kinh thứ phát, đầu tiên phải loại trừ khả năng có thai trước khi bắt đầu làm các xét nghiệm khảo sát. Hàm lượng các gonadostimulin (FSH và LH) đều tăng nếu là vôkinh nguyên phát nhưng lại giảm trong trường hợp vô kinh thứ phát. Tỷ số LH/FSH tăng không bình thường trong hội chứng Stein- Leventhal và trong trường hợp tinh hoàn nữ tính hoá. Hàm lượng prolactin huyết thanh cao trong hội chứng vô kinh-tiết sữa (tăng prolactin huyết). Những xét nghiệm khác: xét nghiệm tế bào trên phiến đồ âm đạo, xét nghiệm những đặc tính của dịch nhày âm đạo, sinh thiết nội mạc tử cung, chụp X quang hốyên (xem: hốyên trông rỗng) .
GHI CHÚ: tránh không điều trị triệu chứng vô kinh bằng biện pháp cảm ứng chu kỳ kinh nếu không xác định được nguyên nhân của vô kinh. Cảm ứng rụng trứng bằng clomifen và điều trị suy buồng trứng nguồn gốc dưới đồi thị-tuyến yên phải do những bác sỹ chuyên khoa sâu đảm nhiệm.
ĐAU KINH
Đau vùng thắt lưng hoặc đau bụng trong những giờ đầu hành kinh hoặc kéo dài suốt thời kỳ hành kinh.
- Đau kinh thứ phát xuất hiện sau nhiều năm hành kinh không đau: phải nghĩ tối những nguyên nhân thực thể, nhất là chứng lạc nội mạc tử cung, u xơ dưới niêm mạc tử cung, hoặc polyp (thịt thừa) của nội mạc tử cung (cần khám phụ khoa).
- Đau kinh nguyên phát gặp ở trẻ vị thành niên gái, thường có xu hướng giảm dần khi tới tuổi trưởng thành và thường hết hẳn sau lần sinh đẻ đầu tiên.
ĐIỀU TRỊ: thuốc chống co thắt hoặc thuốc chống viêm không Steroid (proprionat, ví dụ ibuprofen hoặc naproxen) cho uống ngay khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện hoặc 24-48 giờ trước khi bắt đầu hành kinh. Tiếp tục điều trị trong 2 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Ngoài ra, nếu là thể thứ phát thì điều trị nguyên nhân.
RONG KINH
Hành kinh ra nhiều máu và kéo dài ngày, nhưng chu kỳ kinh vẫn giữ nguyên. Siêu âm khung chậu nhỏ có thể cho phép nghi ngờ tăng sản nội mạc tử cung, polýp niêm mạc tử cung, hoặc u xơ tử cung. Chụp buồng tử cung và soi buồng tử cung sẽ xác định được những dữ liệu do siêu âm cung cấp. Sinh thiết nội mạc tử cung cho phép xác định chứng rong kinh là chức năng hoặc thực thể, hoặc khẳng định chẩn đoán ung thư. Khi kinh nguyệt làm mất một lượng máu trên 80 ml thì sẽ gây ra thiếu máu thiếu sắt. Sử dụng acid tranexamic (lg X 3-4 lần mỗi ngày trong những ngày đầu tiên hành kinh) có thể làm cho hành kinh trở lại bình thường.
BĂNG HUYẾT
Chảy máu trong tử cung có tính chất chức năng ở ngoài những thời kỳ hành kinh có thể do điều trị hormon không đúng lúc hoặc do một trong những nguyên nhân sau đây:
- Trước tuổi dậy thì:do dậy thì sỏm, có dị vật trong âm đạo, chấn thương tại chỗ, u ác tính ở âm đạo, u biểu mô rau thai, khối u buồng trứng.
- Trong thời kỳ hoạt động sinh dục:polyp, nội mạc tử cung lạc chỗ, ung thư cổ tử cung, nhiễm khuẩn tại chỗ, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng sản nội mạc tử cung, sẩy thai, chửa ngoài tử cung, dụng cụ tránh thai trong tử cung.
- Sau mãn kinh:ung thư sinh dục, u xơ tử cung, polyp, teo niêm mạc giãn mao mạch cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung lão hoá.
HỘI CHỨNG TRƯỚC HÀNH KINH
(Tiền hành kinh)
Còn gọi là hội chứng loạn điều hoà tuyến yên-buồng trứng. Hội chứng này đặc hiệu bởi những rối loạn chức năng xảy ra trong thời kỳ trước hành kinh (tức là từ 7-10 ngày trước khi người phụ nữ thấy kinh), nhất là các triệu chứng và dấu hiệu sau đây: vú cương to, bụng chướng to, dễ bị kích thích, trầm cảm, mất ngủ, đau nửa đầu, cơ thể giữ nước do đó tăng cân lên 1-2 kg. Tất cả những rối loạn này sẽ hết đi khi bắt đầu thấy kinh. Xét nghiệm cận lâm sàng không phát hiện thấy biến đổi bất thường nào về hormon. Điều trị: điều trị triệu chứng. Người ta đề nghị sử dụng thuốc lợi niệu (thuộc loại spironolacton hơn là loại thiazid) cho 1-2 lần mỗi tuần trong 2 tuần trước ngày hành kinh.