Trong quá trình làm việc tại phòng tiêm chủng, chúng tôi đã nhận được nhiều thắc mắc xen lẫn lo âu của các bậc phụ huynh sau khi bé cưng tiêm chủng về bị sốt, sưng đỏ, loét ờ chỗ tiêm, sưng hạch… Có bà mẹ quá căng thẳng, bối rối không biết phải xử trí ra sao, có bà lại làm theo lời mách bảo của những người xung quanh như trà chanh, đắp khoai tây vào chỗ chích của bé. Làm như vậy có đúng không và cần có thái độ xử trí như thế nào cho phù hợp? Chúng tôi chọn lọc giải đáp một số thắc mắc của phụ huynh về vấn đề này.

Tác dụng phụ của tiêm chủng
Tác dụng phụ của tiêm chủng
Bác sĩ ơi, sau khi chích ngừa xong thì bé có thể bị những phản ứng gì

Cũng như các loại thuốc, vắc-xin có thể gây ra một số tác dụng phụ còn gọi là những phản ứng sau tiêm chủng. Những phản ứng này thường nhẹ như sưng, đỏ, đau tại chỗ chích hoặc sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn, mệt, nổi ban, nốt sần tại chỗ tiêm ngừa lao.

Các bà mẹ đừng quá lo lắng vì đây là điều bình thường, chứng tỏ trẻ có đáp ứng với vắc-xin và trẻ sẽ tự khỏi trong vòng một vài ngày.

Bình thường sau tiêm ngừa lao, trẻ sẽ xuất hiện một nốt sần nhỏ như da cam ờ chỗ tiêm, thường mất đi trong vòng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét khoảng 10 mm. vết loét này tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5 mm. Đây là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vắc-xin đã có hiệu quả đối với trẻ. Viêm hạch, sưng hạch cũng thường xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin ngừa lao từ 3 đến 5 tuần và sẽ tự biến mất khoảng 1 tháng sau mà không để lại bất kỳ di chứng nào.

Những phản ứng nặng rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý là nếu không chủng ngừa thì khi bị bệnh sẽ nguy hiểm hơn nhiều như bị tàn phế hoặc tử vong so với những phản ứng do tiêm chủng gây ra.

Bé nhà em mới đi chích ngừa hôm qua về, giờ bé bị sốt và sưng tại chỗ tiêm. Em lo lắng quá, không biết bé có làm sao không. Em phải làm sao đây, thưa bác sĩ?

Như đã nói ờ trên, sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt, sưng đau tại chỗ tiêm. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể, chị không nên lo lắng quá vì không có gì nguy hiểm, trẻ sẽ tự khỏi trong vòng một vài ngày. Tuy nhiên chỉ cần chú ý theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm ở trẻ và xử trí như sau:

Xử trí tại nhà khi trẻ bị những phản ứng nh

Nếu trẻ sốt nhẹ: lau mát cho trẻ bằng nước ấm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Nếu có sưng đau tại chỗ tiêm: chườm lạnh tại nơi tiêm bằng cách dùng khăn thấm nước lạnh sạch chườm vào chỗ tiêm.

Cho trẻ bú mẹ, ăn uống bình thường, uống nước nhiều hơn. Chú ý bồng bế trẻ không chạm vào chỗ tiêm.

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi trẻ bị những phản ứng nặng hơn để được thăm khám và điều trị thích hợp

Các phản ứng sau tiêm trở nên trầm trọng hơn hoặc kéo dài 1 – 2 ngày.

vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch tồn tại hơn 6 tuần.

Sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt nhiều, da tím tái, lơ mơ, co giật, liệt, hôn mê…

Em nghe người ta nói xát chanh vào chỗ tiêm sẽ giúp thuốc mau tan, chỗ chích không bị sưng hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ chích thì sẽ giúp cầm máu, có đúng không thưa bác sĩ?

Việc làm này hoàn toàn không có lợi gì. Trái lại còn gây kích thích chỗ tiêm làm bé bị sưng, đau và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho vết chích.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các bà mẹ yên tâm khi đưa bé đi tiêm chủng đồng thời biết cách chăm sóc, theo dõi và xử trí những phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ tại nhà.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.