Táo bón là ba, bốn ngày mới đi ngoài một lần.
Mỗi lần ra ngồi hàng giờ, cố rặn ra được ít phân. Phân vón đặc thành nhiều cục nhỏ trong cục to. Rặn nhiều có thể gây rách niêm mạch hậu môn ra ít máu đỏ tươi và còn tích tụ chất thải ở ruột già làm giãn rộng lâu ngày gây viêm đại tràng mãn tính và nhiễm chất độc từ chất thải làm trẻ chậm lớn, chậm phát triển.
Nguyên nhân là do sai lầm trong chế độ ăn thêm. Hằng ngày cho trẻ ăn quá nhiều lượng tinh bột, quá nhiều chất bột gạo, ít chất đạm, chất mỡ, hoàn toàn không có trứng gà, ít hay không có rau xanh, không cho ăn cá loại quả như nước cam, chuối, uống ít nước, không cho uống các loại nước ép cam, chanh, sau mỗi bữa ăn bột.
Bột gạo quá đặc, hầu như không cho ăn sữa bò pha lỏng.
Khẩu phần ăn thiếu chất dinh dưỡng, nặng về số lượng để chóng no bụng.
Cơ hoành yếu trong các bệnh bại liệt, còi xương, thiếu năng tuyến giáp trạng, hạ kali máu.
Dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng, hẹp lòng đại tràng, bệnh không có tế bào thần kinh đám rối của các cơ đại tràng, không có khả năng đẩy phân ra.
Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhiều trẻ em từ bắt đầu ăn xam trở lên do táo bón mãn tính, nên cứ 4-5 ngày mới đi ra ngoài. Mỗi lần đi ngoài trẻ phải ngồi bô hàng giờ, rặn rất lâu, mặt đỏ bừng như sượng sùng.
Phân ra đặc, vón chắc như phân dê. Trẻ cố rặn, phân ra từng cục nhỏ, trong cục to, lẫn chất nhầy trắng và vài tia máu đỏ tươi. Máu này do rặn nhiều nên rách niêm mạc trực tràng hậu môn.
Phân tích nhiều ngày trong cơ thể phải tìm đường thoát bằng mồ hôi. Mồ hôi nhơn nhớt và trẻ nhức đầu, chậm lớn, chậm phát triển, thiếu nhanh nhẹn.
Thăm khám, phát hiện bụng chướng căng to, sờ thấy nhiều cục lển nhổn, rắn. Thăm trực tràng rỗng không có phân.
Chụp X-quang đại tràng cho thấy hình ảnh giãn rộng, vì nhiều hơi.Thụt baryt cho thấy hình ảnh đại tràng phình to, trực tràng hẹp lại như hình củ cải.
Phòng ngừa là thay đổi chế độ ăn hàng ngày cho trẻ. Bữa ăn có đầy đủ các chất tinh bột vừa phải, nhiều chất đạm, mỡ, lòng đỏ trứng gà, rau xanh. Sau mỗi bữa ăn cần cho trẻ uống bốn thìa nước cam vắt và thường cho trẻ uống nước lã đun số để nguội.
Ngoài bữa ăn xam, phải cho trẻ bú sữa mẹ từ 18-24 tháng tuổi, vì sữa mẹ có nhiều lợi ích.
Nếu cho ăn sữa bò cần pha loãng.
Điều trị là sửa sai trong chế độ của trẻ ăn xam, bớt chất bột, nhiều dưỡng chất, sữa, lòng đỏ trứng gà, rau xanh, nước quả vắt.
Hiện nay, trẻ đang táo bón cần đặt hậu môn cho trẻ parafin mỗi ngày 5-7ml, dùng đến khi trẻ đi ngoài thì dừng lại.
Trẻ không khỏi sau khi đã sử dụng cách trên, cần nên cho trẻ đến bệnh viện thăm khám tìm nguyên nhân khác, có thể dị tật đường ruột.