Hành kinh thổ tả
Hành kinh thổ tả

BỆNH NGUYÊN

 1) Tỳ hư hàn thấp. Tỳ khí hư nhược, lại gặp hàn thấp, nên mắc bệnh tiết tả.

– Vị hư.– Dạ dầy yếu lại gặp khi ăn uống không tiêu, nên khi thấy kinh hay mắc chứng nôn mửa.

BỆNH TRẠNG

 1) Bệnh hư-hàn, thì khi thấy kinh, đi đại-tiện hoặc ra toàn nước trong, loặc ra nước trang như cứt cò, Bệnh hư-nhiệt thì da nóng, miệng khát và đi tả.

 2) Nếu vì thương ẩm, thì nôn mửa ra nước và đờm rãi. Nếu vì thương thực thi nôn mửa ra thức ăn, Thương thực thì đau bụng nhiều, thương âm thì không đau bụng. . .

BIẾN CHỨNG

 Hình dung tiều – tụy. Thấy kinh nôn mửa và đi tả, nếu chữa không đúng phép bệnh không đằn, thì Tỳ-Vỵ càng hư-yếu thêm, thổ tả càng nhiều, người sẽ võ-vàng, nước da sẽ nhợt-nhạt, tinh-thần mệt lả, không ăn uống được, bệnh nguy.

PHÉP CHỮA

1) Bệnh hư-hàn, thì nên dùng bài “Lý trung thang ” (31). Bệnh hư-nhiệt thì dùng bài  “Thât vị Bạch truật tán ” (32).

 2) Thương-ẩm, nôn mửa ra nước và rớt-rãi. nên dung bài “Hương sa lục quản-tử thang” (33). Thương thực nôn mửa ra thức ăn, thì dùng bài ” Sơn tra hòa Vị thang’ (24).

3) Bệnh nặng : mặt võ mình gầy, tinh-thần bải hoải, sắc mặt nhợt nhạt, ăn uống không được, thì buổi sáng nên dùng “Bát Tiên cao” (35), buổi chiều nên dùng “Lục quân tử thang” (36) Dùng luôn luôn như thế cho đến bao giờ sức khoẻ trở lại.

ĐIỀU DƯỠNG

 1) Kiêng mỡ-màng. – Ăn uống phải kiêng khem cần thận. Đừng ăn các thứ ăn có chất mỡ chất béo • các thử ăn sống, lạnh, các thức ăn khó tiêu, Đừng ăn no quá, đừng uống nhiều quá, mà làm Tỳ-Vỵ thương tổn.

 2) Nên ở nơi cao ráo.  Nên ở nơi cao-rảo sáng sủa. Kiêng ở nơi âm-thấp. Hễ thấp-khi it thì bệnh mau lành.

3) Bệnh khỏi rồi, hàng ngày nên dùng  ” Bát tiên cao” thì Tỳ-Vỵ mau mạnh, các bệnh ít sinh ra.

Theo:”Đông Y thực hành Phụ Khoa” của Lê Cường ( 1952).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.