đau bụng dưới
đau bụng dưới

Vì sao bị đau bụng khi hành kinh?

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới, lưng dưới và phía trên đùi  Người ta gọi đó là đau bụng hành kinh. Cơn đau xảy ra khi tử cung co lại (chèn ép) để loại bỏ lớp niêm mạc không còn cần thiết. Chất hóa học prostaglandin gây ra cơn đau và giúp tử cung co lại. 

Một số phụ nữ và trẻ em gái sẽ bị cơn đau bụng kinh nhẹ, nhưng một số người khác thì có thể nặng hơn. Nguyên do thực sự thì chưa ai biết rõ, nhưng cũng có thể là vì một số phụ nữ tiết ra quá nhiều prostaglandin hoặc quá nhạy cảm với cơn đau . Điều này có thể khiến cho tử cung co bóp quá mạnh, làm giảm lượng máu cung cấp đến tử cung nên làm đau nhiều hơn.

Không cần phải lo lắng về đau bụng hành kinh mà cần phải tìm hiểu làm thế nào để kiểm soát cơn đau, có thể dùng thuốc giảm đau,4,5 hoặc dùng phương pháp thử nghiệm khác như tập thể dục hoặc chườm nóng

BỆNH NGUYÊN

1) Hoặc vi sinh ra nhiều quá, chân huyết kém đi mà thành đau bụng.

2) Koặc vì khi huyết kết trệ, huyết mạch khó lưu-thòng là thành đau bụng.

BỆNH TRẠNG

 Nếu khi huyết hư nhược, thì sau khi thấy kinh đau bụng. Khí huyết ngưng trệ, thì đau bụng trước khi thấy kinh. Nếu vì khi mà huyết trệ, thì bụng hay đầy tức ; nêu huyết làm khí trệ, thì bụng đau nhiều hơn. Nhân lạnh mà thành bệnh thì khi đau muốn xoa nắn cho đỡ đau,  tiều tiện trong và nhiều, run run sợ lạnh.

 Nhân Nhiệt mà thành bệnh, thì khi đau không cho ai xoa nắn sợ đau thêm, tiêu-tiện ít và vàng gặp trời nóng bệnh kịch nặng.

BIẾN CHỨNG

Thấy kinh đau bụng, nếu để lâu không chữ bụng cứ đau mãi mỗi ngày một nặng, có thể biế thành bệnh đau bụng kinh-niên.

PHÉP CHỮA

 – Sau khi thấy kinh mới đau bụng, hoặc : ra quá nhiều, thì đó là do chân huyết hư. dùng bài” Đương qui kiến Trung thang” đề bồ huyết.

– Trước khi thấy kinh đau bụng, là do huyết khi ngưng trệ : nếu bụng đầy nhiều mà đau ít thì là khi làm huyết trệ, thì nên dùng bài” Gia vị Ô dược thang” (27) đề làm cho thông huyết.

Nếu đau nhiều hơn là đầy, thì đó là do huyết đọng làm trệ khí. Nên dùng bài “Hồ phách tán” (28) để phá huyết đọng. . .

Nhân gặp lạnh mà đau, khi đau hễ nắn bóp thi đỡ, nếu là hư-bệnh thì nên dùng bài ” Đại ôn kinh thang” (29) nếu là thực-bệnh thì dùng bài “Ngô thì thang” (30).  Nhân gặp nóng mà đau, khi đau hễ nắn bóp lại đau thêm, tiểu tiện ít và đỏ, nếu là thực bệnh thì dùng bài “Cầm Liên Tứ vật thang”( số 1) bệnh hư thì dùng bài « Địa cốt bị ẩm » (số 2).

ĐIỀU DƯỠNG

1) – Người nên tui xẻ. – Nên giữ cho trong người vui-ve-luon-luon. Kiêng hẳn giận dữ ; nóng tính giận dữ thì khi-huyết lại càng kết trị, bệnh càng nặng thêm,.

2) – Kiêng ăn thức ăn sống và lạnh. Kiêng ăn các thứ ăn sống, chua và lạnh (lạnh không quá là để nguội, mà là các thử ăn thiếu chất nóng như củ cải chẳng hạn) các thứ ấy làm cho huyết ngung khí trệ, ăn vào thì bệnh nặng thêm.

3) – Cần phải chữa ngay. – Mới mắc nên chữa ngay, vì bệnh còn nhẹ dễ chữa. Để lâu ngày, bệnh nặng thêm, có khi thành cố-tật.

Theo : ” Đông Y thực hành Phụ Khoa” của Lê Cường ( 1952)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.