ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG:
BỆNH ÁN
– Họ và tên: Trịnh Thị M. 22tuổi
– Chức vụ: Cán bộ văn phòng
– Đổi vị công tác: Tỉnh uỷ Thanh Hoá
Ngày vào viện: 27-2-1970
Ngày ra viện: 2-4-1970
+ Bệnh sử:
Bệnh nhân bệnh đau mông đùi và chân bên trái. Y tá cơ quan chẩn đoán: Đau dây thần kinh hông to và đã dùng các loại thuốc: Novocain, Hydrocortysol, Vitamin B1, Vitamin B12, Penixillin…những không khỏi, đã giới thiệu đến khám và nhập khoa châm cứu Bệnh viện Y học dân tộc ngày 27-2-1970. . . Hiện tại bệnh nhân đau dữ dội từ ngang thắt lưng xuống phía sau mông, đùi và gót chân bên trái, không đi đứng được.
+ Thăm khám Đông y:
Vọng: Sắc mặt xanh, thể trạng khoẻ, nằm một chiều, trở mình phải có người dựa, chân trái có duỗi, đau chuyển toàn thân.
Văn: Tiếng nói rên rỉ vẻ đau khổ.
Vấn: Bệnh nhân từ nhỏ đến giờ khoẻ mạnh, kinh nguyệt đều, đại tiện bình thường, ăn ngu Bệnh nhân bệnh đau lưng đã 8 ngày, bị đau khi gánh đất, trời mưa trơn sửa chân xuống rãnh.
Thiết: Nắn vào đường kinhh tuần hành của kinh túc thái dương bàng quang bệnh nhân cám giác đau nhiều.
Mạch: Lục bộ trầm trồ
+ Kết luận bệnh:
Do gánh nặng sẩy chân làm tổn thương cột sống kết hợp với bị mưa, phong hàn thừa hư xâm nhập túc thái dương bàng quang kinh gây bế tắc kinh lạc, huyết không thông sinh đau nhức thần kinh từ cột sống lan toả xuống chân.
+ Phương pháp điều trị:
Điều hoà khí huyết, ôn kinh, tán hàn, trừ thấp. Sử dụng châm cứu đơn thuần, chủ yếu là hai đường kinh:
Túc thái dương bàng quang
Túc thiếu dương đởm
– TH Các huyệt thường dùng: Mệnh môn, thận du, dương quan, tam âm giao (châm bổ). Các huyệt hoàn khiêu, phong thị, thừa sơn, dương lăng tuyền, thừa phù, côn lôn, a thị huyệt (ôn châm).
Cách một ngày châm cứu một lần.
+ Kết quả điều trị:
– Sau một lần châm cứu bệnh nhân thấy trong người khoan khoái, dễ chịu. Sau 2 lần châm cứu thì bệnh nhân bị gậy, tự đi lại được nhưng còn đau và đi lom khom. Cứ như vậy tuần tự điều trị hàng ngày, bệnh giảm dần. Sau một tháng thì bệnh nhân khỏi hẳn bệnh, ăn ngủ được, da hồng nhuận, tăng cân, được xuất viện trở về công tác.
+ Nhận xét:
Sở dĩ chúng tôi điều trị bệnh này chỉ trong vòng một tháng khỏi hoàn toàn là vì bệnh nhân còn ít tuổi, thể lực khoẻ, cơ thể đang phát triển và bệnh mới mắc. Theo dõi cho đến nay không thấy tái phát.
+ Rút kinh nghiệm:
Qua kinh nghiệm lâm sàng, cũng như tham khảo nhiều tài liệu mới, bổ sung cho phương pháp châm cứu, chúng tôi áp dụng: Bất cứ trường hợp nào dù bệnh thuộc hàn hay nhiệt, nếu đang đau dữ dội thì thoạt đầu cũng ôm châm ngay để sơ thông kinh lạc. Sau khi ôn châm là bệnh nhân cảm giác cơn đau nhẹ hẳn đi. Khi bệnh đã nhẹ rồi tiếp tục ôn châm cho đến khi khỏi hẳn thì thôi. Do đó hàng năm khoa châm cứu Bệnh viện Y học dân tộc đã điều trị được nhiều bệnh nhân khỏi bệnh như trên.
Theo:” Tập nghiệm lâm sàng y học cổ truyền” của Nguyễn Văn Toàn.