ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT

 

KẾT HỢP ĐỒNG – TÂY Y TRONG ĐIỀU TRỊ CHÂM CỨU ĐƠN THUẦN CHO 338 BỆNH NHÂN ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO TRONG 3 NĂM 1981 – 1983.

(Đỗ Xuân Thành và tập thể khoa nội C Bệnh viện Đông y)

 Bệnh danh y học hiện đại: Đau dây thần kinh hông to.

Bệnh danh y học dân tộc: Yêu thống, toạ cột phong.

  1. Đặt vấn đề:

Bệnh đau dây thần kinh hông to là một thường gặp ở lứa tuổi lao động. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, song gây đau đớn làm giảm khả năng lao động.

Theo con số thống kê của Sở y tế Thanh Hoá, Lưng số ngày điều trị của bệnh nhân đau dây thần tinh hông to trong năm 1984 là 16.000 ngày, chiếm gần 50 giường bệnh chuyến điều trị bệnh này.

  1. Đặc điểm cơ thể học.

 + Cấu tạo:

Dây thần kinh hông to được cấu tạo do sự phối hợp của các rễ chính L5S1 và các rễ phụ L4S2S3. Mỗi rễ trước cùng với rễ sau được bao bọc bởi màng mến và màng nhện đến tận lỗ tiếp hợp để ra ngoài lỗ xương sống. Trong lỗ tiếp hợp ấy các rễ được dính chặt vào nhau nhờ có màng cứng và màng nhện. .

+ Liên hệ với các đốt sống và các liên đốt:

Trong mỗi đĩa liên đốt có nhân keo chung quanh là tổ chức xơ cứng hơn, các đốt sống và đĩa liên đốt được dính liền với nhau, bởi vậy các dây chẳng đốt sống trước và sau. Dây chằng sau bao giờ cũng mỏng hơn dây chằng trước. Đĩa liên kết đốt L4 – L5 liên hệ mật thiết với rễ Ll tất cả sức nặng của cột sống. Khi ta cúi

Hai đĩa ấy chịu đựng tất cả sức nà thân trên và là cái bản lề của cột sống. Khi

đĩa liên kết đốt chịu áp lực ở phía trước nhiều, nên đẩy các nhân keo ra sau. Vì dây chằng đốt sống sau mỏng hơn không chịu đựng được nên đã bị đẩy ra làm cho nhân keo cũng lòi ra ngoài phía sau và đè lên rễ thần kinh đúng ngay lỗ tiến hợp ta gọi là thoát vị đĩa liên đốt. Vì rễ thần kinh. chi dưới bị đè như vậy nên bị đau.

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT: các mức độ thoát vị

+ Đường đi của dây thần kinh chi dưới:

Ra khỏi ống xương sống, dây thần kinh chi dưới đi qua khớp xương cùng chậu – qua lỗ khuyết hông của xương chậu để vào mông. Ở mông, nó nằm giữa hai lớp cơ mông, rồi xuống đùi đến vùng kheo và nó chia đôi thành dây thần kinh hông kheo trong và dây thần kinh hông theo ngoài để đi xuống cẳng chân và bàn chân. Đường đi của dây thần kinh chi dưới rất dài (là dây thần kinh dài và to nhất cơ thể) nên tổn thương bất cứ chỗ nào của chi dưới cũng có thể gây đau được.

  1. Cách tiến hành:

+ Chọn lọc bệnh nhân:

–  Với phương tiện hiện có của Bệnh viện, chúng tôi dựa vào chẩn đoán lâm sàng là chính. Đối tượng tiếp nhận bệnh nhân chủ yếu do Bệnh viện Đa khoa tỉnh và huyện thị gửi tới.

+ Mặt khác do có nhiều nguyên nhân gây ra đau kinh hông to (chúng tôi loại trừ đau dây  kinh hông to do hậu phẫu) như:

Lao cột sống .

Ung thư cột sống và thắt lưng

Viêm khớp đốt sống .

U vùng đuôi ngựa

Gại đôi hoặc thoái hoá cột sống…

Ở đây chúng tôi chỉ tiếp nhận điều trị đau dây thần kinh hông to do thứ phát.

+ Qua theo dõi chúng tôi lập bảng phân loại bệnh theo từng lứa tuổi và nghề nghiệp: (Xem bảng)

Sơ bộ nhận xét:

– Nam chiếm tỷ lệ bệnh nhiều hơn nữ 65/33%.

– Công nhân chiếm nhiều hơn nghề khác.

– Độ tuổi từ 18 – 50 mắc bệnh nhều hơn. Dưới 18 tuổi chúng tôi chưa thấy.

– Thời gian mắc bệnh: Dưới 1 tháng: 127 bệnh nhân

Trên 1 tháng đến 3 tháng: 93 bệnh nhân.

Trên 3 tháng đến 1năm: 86 bệnh nhân.

Một năm trở lên: 32 bệnh nhân.

 + Các triệu chứng thường gặp:

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT

– Cơ năng: Thường đau từ ngang thắt lưng trở xuống, đau vùng mông và dọc theo mặt sau khi cúi xuống không được. Khi vận động đi lại bệnh nhân thường đau nhiều hơn, thậm chí ho, hắt hơi cũng đau..

– Thực thể: Ân điểm Valex (+).

– Động tác Lasegue (+).

– Phản xạ gân gót giảm.

Trương lực cơ thường giảm.

Mông sệ ra, có trường hợp teo cơ nhẹ.

Rối loạn cảm giác chi dưới tới tận ngón út hoặc ngón chân cái.

+ Liên hệ với y học hiện đại chúng tôi thấy:

Yêu thống là điển hình (kinh lạc ngưng trệ) do lao động quá sức hoặc sáng ngủ dậy thường xuất hiện như: đau, căng tức vùng lưng, ngồi xuống không được, gắng ngồi thì căng tức khó chịu, ấn đau.

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT

Có 2 thể:

Ân dọc theo kinh thái dương bàng quang bệnh nhân đau, điểm đau thường tương ứng với các huyệt: Thận du, đại tràng du, thừa du, uỷ Trung, thừa sơn… liên hệ với y học hiện đại chúng tôi thấy các thống điểm và các huyệt của kinh Bàng quang theo triệu chứng của dây thần kinh hông khoeo trong. Đau dọc theo đường đi của kinh Túc thiếu dương Đởm theo rễ L5.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT: kinh Bàng Quang.

Bảng chia nhóm điều trị theo đường kinh

 

Nhóm I các huyệt Đường kinh Số bệnh nhân
Thận du

Thừa phù

Uỷ trung

Thừa sơn

Côn lôn

Hoàn khiêu

Thái dương Bàng quang

Thái dương Bàng quang

Thái dương Bàng quang

Thái dương Bàng quang

Thái dương Bàng quang

Thiếu dương Đởm

 

 

191

 

 

Nhóm II Đường kinh Số bệnh nhân
Hoàn khiêu

Phong thị

Dương lăng tuyền

Ngoại khâu

Túc tam lý

Đại trường du

Thiếu dương Đởm

Thiếu dương Đởm

Thiếu dương Đởm

Dương minh vị

Dương minh vị

Thái dương Bàng Quang

 

 

 

147

 

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT: kinh Dởm

Qua chia nhóm để điều trị chúng tôi nhận xét thấy có kết quả rõ rệt. Với số huyệt thường xuyên giữ mức 7 huyệt một nhóm.

Số bệnh nhân châm nhóm I chiếm hơn nhóm II: 191/147 bệnh nhân.

Nếu đau ngang thắt lưng, đau căng tức vùng mông mặt sau đùi và cùng chân đến tận ngón cái chúng tôi châm cứu nhóm I.

Nếu đau từ dưới thắt lưng vùng mông và mặt trước ngoài cẳng chân đến tận ngón cái, chúng tôi chậm nhóm II.

Trong 2 tuần đầu, ngày chúng tôi châm l lần, tuần thứ 3 trở đi 2 ngày châm 1 lần.

Đặc biệt có kèm theo trương lực cơ giảm hoặc teo cơ, chúng tôi phối hợp với xoa bóp, điểm huyệt và hướng dẫn bệnh nhân tự rèn luyện theo phương pháp của thầy thuốc. 4. Kết quả điều trị.

Tiêu chuẩn: Khỏi – đỡ – không khỏi.

–  Khỏi: Hết đau, đi lại vận động bình thường, thời tiết thay đổi không còn đau. Trương lực cơ giảm hoặc teo, khi ra viện trương lực cơ bình thường hoặc đỡ teo là 118 bệnh nhân.

–  Đỡ: đi lại Vận động bình thường hoặc thời tiết thay đổi còn đau nhẹ là: 206 bệnh nhân.

–  Không khỏi: Các triệu chứng trên giảm chậm hoặc không thuyên giảm, có khi tăng là 13 bệnh nhân.

Quân bình ngày điều trị của bệnh nhân khỏi ra viện ngắn hơn.

Số bệnh nhân không khỏi chúng tôi nghĩ nhiều đến tổn thương cột sống. Trong số 12 bệnh nhân không khỏi, được chụp X.quang thì 8 bệnh nhân đều thấy tổn thương như gai cột sống hoặc cùng hoá đốt sống lưng L4, L5- S1 v.v…

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT

 

  1. Nhận xét bàn luận hiệu quả kinh tế.

+ Chứng trạng:

Thường bệnh nhân cảm giác đau nhức vùng thắt lưng, vùng mông và đùi, cẳng, bàn chân. Mạch tay thường phù, sác, trầm theo chứng trạng mà tìm nguyên nhân. Các điểm đau thường biểu hiện của sự bế tắc. Sách nói đau là có sự không thông (thông tắc bất thông) kinh lạc bị ngưng trệ, về thực chứng thì phát mạnh hơn.

Đường kinh thái dương bàng quang: Khi ta ấn dọc theo các điểm đau như huyệt ở cơ lưng thừa phù, uỷ trung, thừa sơn v.v…

Khi ấn các huyệt nằm ở kinh thiếu dương đởm biểu hiện đau ở các huyệt: Hoàn khiêu, phong thị, dương lăng tuyền, túc tam lý.

Ngoài các chứng trạng trên, khi ta quan sát người bệnh như co duỗi chân khó khăn đôi lúc kèm theo chứng táo bón, mất ngủ, nhức đầu.

+ Nguyên nhân:

Bản thân người bệnh có tình trạng kinh lạc bị ngưng trệ, điều kiện thời tiết khí hậu, hoặc làm việc gắng sức. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác: Bị tổn thương thực thể (không bàn đến), thời tiết khí hậu khắc nghiệt của Thanh Hoá như nóng, độ ẩm cao, chịu ảnh hưởng của gió mùa nên cũng cần chú ý đến sự thấp nhiệt của mùa hè sang thu.

+ Chia thể bệnh:

Đau ở vùng eo lưng, mông và đùi có liên quan đến các đường kinh ở chi dưới, có 3 kinh âm và 3 kinh dương. Vậy bệnh chứng nào thuộc đường kinh nào chủ yếu, điểm đau nhất hoàn khiêu, phong thị dương lăng tuyền. Tính điểm đau thuộc kinh thiếu dương đởm, gân tức, nhức có tính chất co rút. Đởm có liên quan biểu lý với kinh can khi đó người bệnh thường đau nhức vùng eo các huyệt thừa phù, uỷ trung, thừa sơn Nằm trên kinh bàng quang.

+ Phép chữa:

Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng và lý luận, chúng tôi thực hiện phép chữa là thông kinh hoạt lạc.

+ Phương dược:

– Vấn đề chủ yếu của chúng tôi giải quyết hâm cứu là chính, kết hợp với châm cứu điểm huyệt là phù hợp với phương tiện hiện nay mà chúng tôi đang thực hiện.

+ Chi phí cho công tác điều trị:

Có nhiều yếu tố giúp cho công tác điều trị tốt, kinh phí đỡ phải chi tốn kém không cần thiết.

– Phát hiện sớm, gửi đúng tuyến, điều trị kịp thời.

Tổng số ngày điều trị của 338 bệnh nhân = 338 bệnh nhân X 40 ngày = 13520 ngày. Nếu sắc thuốc quân bình ngày 6đ/ thang, phải chi là:

13520 x 6đ = 81120 đồng

Nếu thuỷ châm thuốc 1 ngày,

Vitamin B1 0,025g x 2 ống,

Vitamin B12 500mg x 1 ống

3 x 13520 ngày = 40560 đồng

Trong khi đó: 3 năm chúng tôi chỉ dùng 300 kim hoàn khiêu – hào châm. ( Giá trị tiền kim là: 150 đồng ).

Rõ ràng việc châm cứu giải quyết việc này tốt, ít tốn kém, đỡ rất nhiều cho việc chi phí khác.

+ Nhận xét chung:

Qua điều trị 338 bệnh nhân đau dây thần kinh hông to chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Nam thường lao động nặng nhiều hơn nữ nên tỷ lệ mắc bệnh nhiều.

Số bệnh nhân mới mắc bệnh điều trị có kết quả rõ rệt. Đặc biệt khi châm làm giảm đau ngay ngày thứ nhất

Số bệnh đau đi đau lại nhiều lần hoặc thời gian đau trên 3 tháng mới đến điều trị, có kèm theo trương lực cơ giảm hoặc teo nhẹ. Những trường hợp này chúng tôi thường kết hợp châm, xoa bóp, điểm huyệt đạt kết quả hơn châm cứu đơn thuần.

Việc điều trị của chúng tôi dựa vào thuyết kinh lạc là chủ yếu và liên hệ với thần kinh chi dưới của y học hiện đại. Từ đó chúng tôi chia nhóm để điều trị trị cho phù hợp, nhằm mục đích thông kinh hoạt lạc, bước đầu có kết quả tốt. Phương pháp trên đơn giản, chi phí đỡ tốn kém, dễ làm ở mọi nơi và các tuyến điều trị.

Điều quan trọng là nắm vững thuyết kinh lạc, An thuật và chọn lọc bệnh nhân loại trừ những tổn đang cột sống,

Tuy nhiên với trình độ kinh nghiệm chuyên môn, lý luận cũng như thực tế còn nhiều hạn chế. Chúng tôi mong được sự góp ý của bạn đọc cùng đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để điều trị đạt kết quả hơn.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT
  1. CHỮA ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO BẰNG CHÂM CỨU.

(Lương y: Nguyễn Thái Vạn Thị xã Thanh Hoá) .

“Đau dây thần kinh hông to” là danh từ của Tây y, Đông y gọi là: “Toạ cốt đốt phong”.

  1. Nguyên nhân cơ chế bệnh

Lưng là chủ của thận, thận là chủ cường tráng gân cốt. Mỗi khi lao động quá nặng hoặc đi, đứng, cúi, ngồi không đúng tư thế, hoặc cảm nhiễm gió lạnh, ẩm ướt bên ngoài làm tổn thương đến kinh lạc vùng lưng mà gây đau.

Hiện nay khoa học còn phát hiện thấy do gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống hoặc do đánh đập, vấp ngã bị tổn thương. .

Căn cứ vào bộ vị và mức độ, hình thức đau, phần nhiều liên quan với 2 đường kinh: kinh Bàng quang, kinh Đởm.

  1. Chứng trạng

Chứng trang chủ yếu biểu hiện đau ngang thắt lưng xuống mông đùi, men theo dọc phía sau hoặc mặt ngoài cùng chân, xuống đến gót chân , xuống càng đau hơn do dường kinh lạc từ lưng xuống chân bị căng dãn. .

Thận và bàng quang có quan hệ biểu lý thận yếu sẽ ảnh hưởng đến bàng quang. Phía sau đùi vế là đường qua lại của kinh túc thái dương bàng quang mặt ngoài cẳng chân thuộc đường kinh can, đởm.

  1. Hướng điều trị
  2. a) Châm cứu các huyệt:

+ Huyệt chính:

Thị huyệt: Để hành khí, hoạt huyết.

Mệnh môn, thận dụ: Để bổ thận, bổ mệnh môn trừ đau lưng.

Hoàn khiêu: Chuyên trị đau lưng, đau đùi. Uỷ trung: Chủ đau lưng đùi. Dương lăng tuyền: Để cường gân, hoạt lạc.

Thừa phù: Chữa đau lưng, co rút, nặng nề, tê buốn.

Huyền chung (tuyệt cốt): Cường tráng gần xương, chữa đau liệt nửa người,

Côn lôn: chữa đau ở đùi và đau ngang thắt lưng.

+ Huyệt phụ: Huyết tải, tam âm giao.

  1. b) Thủ thuật châm cứu:

Các huyệt nói trên, nếu bệnh mới phát thuộc thực chứng thì châm tả để hành huyết tư âm, lợi thấp thông kinh, hoạt lạc.

Nếu là bệnh lâu ngày thuộc hư, thuộc hàn thì châm bố hoặc ôn châm để dưỡng huyết, tư âm, khu hàn thấp ôn kinh lạc.

  1. c) Cách gia giảm:

Nếu là bệnh hàn thấp: Châm những huyệt chính như trên. Huyệt phụ: Huyết hải, tam âm giao, thân du đều châm bổ.

Ôn châm 1-2 huyệt: Hoàn khiêu, a thị huyệt, thừa sơn, dương lăng tuyền.

Nếu có teo cơ: Cứu huyệt quang minh, ngũ lý, tứ bạch.

.   Nếu có khí hư: Cứu thận du. – Khớp bàn chân, đùi tê lạnh: Cứu phong thị.

Hàn thấp hoá nhiệt châm những huyệt chính, huyệt phụ như trên, thêm khúc trì, phục liêu (bình bổ, bình tả). Mới đầu thì châm, sau 5 lần châm rồi cứu.

Chú ý: Nếu thao tác thủ thuật tốt chỉ dùng 5 huyệt là đủ: hoàn khiêu, phong thị, dương lăng tuyền, côn lôn, thừa phù.

Khi châm cân gây được cảm giác từ xuống chân.

.  Khi bệnh nhân đang đau dữ dội – ôn châm.

Bệnh đã giảm đau nhiều, chỉ còn ta cần tiếp tục ôn châm..

Ngoài ra có một số bệnh nhân đau dây th kinh hông to mà chúng tôi chữa không khỏi là . chấn thương, gai đôi hoặc thoái hoá cột sống nên hoặc phụ nữ bị khí hư đới hạ quá nặng. Vì trong khí hư có bại tinh-bại tinh đó sẽ xâm nhập vào đường kinh tuần hành của dây thần kinh hông to. Do đó, có chữa khỏi bệnh khí hư thì bệnh thần, kinh hông to mới khỏi được.

Qua 2 năm điều trị bệnh “dây thần kinh  hông to” bằng phương pháp châm cứu đơn thuần, chúng tôi đã chữa bệnh cho 133 bệnh nhân thì số người khỏi là 87 bệnh nhân, đỡ 24 bệnh nhân, không khỏi 22 bệnh nhân.

Đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 65%. Trong số bệnh nhân này có 75 nam, 58 nữ. ( Phần lớn là công nhân, thanh niên xung phong). Tuổi từ 18 đến 30 chiếm 65%

. – Tuổi từ 31 đến 45 chiếm 35%

– Dưới 18 tuổi và trên 50 tuổi có rất ít. Chúng tôi mới gặp 1-2 ca.

Nhận xét:

Bệnh tật phát sinh, phát triển trong nhiều trường hợp đều mang tính chất của nghề nghiệp. Do đó những thành phần và lứa tuổi nói trên là những người trực tiếp làm công việc giãi nắng dầm mưa, đứng nhiều, ngôi nhiều, thiếu nghỉ ngơi, vận động thân thế, làm tổn thương đến gân cốt, kinh lạc không lưu thông mà sinh ra đau “Toạ cốt phong” (đau đây thần kinh hông to, hay là viêm dây thân Tinh toạ).

  1. Phòng bệnh:

Thân thể phải được vận động, không nên đứng ngồi nhiều quá để tránh ảnh hưởng đến gần xương.

Những ngày mưa gió cần phải tránh và không nên nằm ở những nơi ẩm thấp để đề phòng bệnh tà thừa cơ xâm nhập vào cơ thể.

Để kết hợp Đông – Tây y trong công tác chữa bệnh “Đau dây thần kinh hông to” tạp chí Đông y số 103 ra tháng 9 năm 1969 đã dùng tân dược:

Vitamin B1 0,025g x 1/2 ống

Vitamin C 0,10g x 1/2 ống

Novocain 1% 2ml x 1/2 ống

Cả 3 thứ thuốc trên trộn lẫn, tiêm 1 lần vào 3 huyệt (thuỷ châm): Bách hội, dương quan, túc tam lý. Mỗi tuần tiêm 2 lần.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TỔNG QUÁT

Theo:” Tập nghiệm lâm sàng y học cổ truyền” của Nguyễn Văn Toàn.

Bài trướcĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: BỆNH ÁN
Bài tiếp theoĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG: BỆNH ÁN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.