LÁ TRÀ (TRÀ DIỆP)

(THEA TEA. THEE)

LÁ TRÀ (TRÀ DIỆP)
LÁ TRÀ (TRÀ DIỆP)

Búp non hái sớm gọi là Trà. Lá già hái muộn gọi là Minh.

Đọc thêm các tên khác:

1) Thiết trà 5) Lứu trà 9) Lục trà

2) Già trà 6) Bích giản 10) Cô nương trà

14) Hắc trà 17) Vũ di

13) Nham trà 16) Phò nhĩ trà 19) Minh

3) Xuyễntrà 4) Khổ trà 7) Vân vụ 8) Hồng trà

11) Danh trà 12) Bắc tra 15) Thiết quan âm

18) Nham thượng trà 21) Kiến trà 20) Lạp trà

22) Tùng la trà 23) Chiết thiệu

Tính chất:

khí hàn, vị khổ cam, không độc.

Công dụng:

Trà hạ được đờm, nhiệt, giải được khát nước, làm cho mát mẻ, nhẹ nhàng đầu mắt, tỉnh táo tinh thần làm cho ít ngù lại lợi được đại tiểu tiện, giải được chất độc ở rượu, và tiêu tan được nhứng chất ngậy, chất béo bởi nhửng món chiên xào nấu nướng nồng nhiệt, hay là những thức ăn hậu vị, nó làm chỉ được chứng xích bạch tả ly. Lại trị được những chúng khí trệ làm cho người ta đau bụng không muốn cất nhắc chân tay, hay là chứng dưới trái tim nhói đau, nhưng cần phải uống nóng phải nước nguội, hay để lâu đặc lại thì hay tụ đờm sinh ra nhiều chúng bệnh đau lưng.

Người bi bỏng lứa hay bỏng nước dùng bã chè để đã láu ngày, cứ càng lâu càng hay, dẫu nó mục nát ra cũng được, đem đắp váo chỗ bỏng, hoặc bã nó trót khô rồi thì tán ra thành bột hòa với dầu trong mà bôi rất tốt. Người bị chứng loa lịch (tràng nhạc) khi đã vỡ rồi, dùng búp trà non cánh nhỏ cùng với Ngô công, hai thư bằng nhau sao vàng hay nướng kỹ cho thơm rồi làm ra bột thật

nhỏ. Trước khi rắc thuốc vào hãy dùng nước cam thảo mà rửa cho sạch rồi lấy thuốc bột này; dùng lông gà rắc nhẹ cho thật khéo rất hay.

Mắt vì nóng quá nứt kẹ cộm không mở ra được đem nhai một miếng trà nhỏ đắp vào đuôi con mắt sẽ bớt đau ngay. Đây là phần ích lợi bỏi trà nhưng những người không biết dùng hoặc dùng nhiều quá thi cái hại bời trà cũng không phải là nhỏ.

Ông Lý Thời Trân nói rằng: Trà là một vị khí hàn nó hay giáng hỏa, hỏa giáng nhiều thì bên trên mát mẻ những người thanh niên tuổi tré sức lực còn khỏe hỏa ở tâm phế vị tỳ, sức còn đương thịnh, uống trà cũng còn là khá, bởi vì nó làm cho tinh thần tỉnh táo ít ngủ. Nhưng đến như những ông gia bà lão tỳ vị đã hư hàn lại thêm huyết yếu, nếu uống trà đặc hay uống nhiều quá thỉ tỳ vị hư hàn đến nỗi nguyên khí hao mòn lần lần thành ra yếu đuối, bởi vì thổ không chế nổi thủy, tinh khí hư hao mà thành rải thành đờm thành khối thành đầy trướng không tiêu, da thịt võ vàng tinh thần sút kém, rồi sinh nôn ọe, sinh tả tiết, những bệnh đau lưng sán khi đâu đâu kéo đến đung đủng, đó là cái hại của trà.

Nhưng người biết dùng thì lại khác, không phải là nó hoàn toàn tai hại cả đâu.

Nghĩa là: Dùng nó biết khéo giữ gìn như Không nên uống trà đặc quá, không nên uống trà quá nhiều, không nên uống nó vào giữa bữa say sưa, không nên uống để cho nó bắt nghiện, không nên uống nó lúc lòng khòng, uống trà đương lức khát quá, hay là sau khi uống rượu say rồi mà uống trà nó vào trong thận kinh có thể làm cho người ta ra chứng thủy thũng, chứng đau lưng, yếu bấy chân tay, đau buốt ở bàng quang. Uống gọi là uống cho nó thanh tao, những lúc thanh nhàn thủ tạc, tiếp đãi xã giao, hay khi khí trời nóng nực, muốn tim thú giải cơn phiền muộn: Uống ấm trà thơm đưong nóng, thả tâm hồn cho nó thảnh thơi, phát tiết mồ hôi, giải cái cơ cấu năm bảy nỗi, rồi ngồi ngâm vịnh những câu lý thú, dạ sạch lâng lâng, thì cái thần tiên ờ trên đời tưởng cũng có thể dành để chiều ta được phần nào vậy.

Giãi lao uống nước trà thơm Hứng ngâm thơ phú, ngon cơm khóe mình Nhũng phưong giản dị mà hiệu nghiệm

Một phương chữa chứng chứng nhiệt độc đến nỗi làm ra chứng ly.

Dùng lá chè non thứ tốt sao thom tán bột, nấu nước đặc 1, 2 chén mà uống là khỏi.

Dùng chè tốt pha đặc mà uống cũng khỏi.

Một phương dùng nạp trà, lấy nước một sắc kỹ mà uống chữa chứng xích bạch đới ly cũng hay.

Nếu là chứng bạch lị thi dung gừng sống để nguyên cả vỏ giã lấy nước cốt nó cho vào với nước nấu chè mà uống 2, 3 lần là khỏi.

LÁ TRÀ (TRÀ DIỆP)
LÁ TRÀ (TRÀ DIỆP)

Theo:”Dược tính chỉ nam”.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.