XÁC ĐỊNH TẦM HOẠT ĐỘNG CỦA CỘT SỐNG
Trong các hoạt động của cơ thể, tầm hoạt động khớp (articular amplitude) chiếm một vai trò quan trọng hàng đầu. Sự hạn chế tầm hoạt động khớp (THĐK) sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động đó.
Đo THĐK là phần thăm khám lâm sàng quan trọng của người thầy thuốc thực hành (nhất là trong các khoa chấn thương chỉnh hình, nội thần kinh, vật lý trị liệu…) giúp chẩn đoán tình trạng mất chức năng, đánh giá tiên lượng cũng như hiệu quả điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Ngoài ra sự hiểu biết về THĐK còn là một trong những yếu tố cơ bản để nghiên cứu giải phẫu chức năng, nhân trắc học ứng dụng và Ecgonomy; phục vụ y học lao động, y học thể dục thể thao và nhiều ngành khoa học khác…
Trên thực tế, việc xác định tầm hoạt động của cột sông còn gặp nhiều khó khăn nhất là vấn đề phương tiện, dụng cụ, cách đo đạc.
-
Khớp kế của Hổ Hữu Lương (1985)
Mặc dù có nhiều loại dụng cụ để đo tầm hoạt động khớp, nhưng loại được sử dụng rộng rãi nhất cho đến nay là khớp kế hai nhánh và khớp kê trọng lực. Tuy nhiên các loại khớp kê này có nhược điểm là nếu sử dụng riêng rẽ thì không thể đo được tất cả các chỉ tiêu về tầm hoạt động của cột sống (gấp, duỗi, nghiêng, xoay) và trong quá trình đo việc cô định điểm đo rất khó khăn. Do đó, từ 1985 Hồ Hữu Lương đã tự tạo ra khớp kê mối để đo độ gấp, duỗi, nghiêng, xoay cột sống thắt lưng và cột sống cô (và các khớp khác của cơ thể) nhằm khắc phục nhược điểm của các khớp kê khác (hình 1.21: thanh ngang AB = 15cm, trục 00′ – 15 cm (O’ cố’ định vào điểm giữa của AB, 0 gắn vào kim chỉ độ OM = 5 cm, chiều dài 00′ có thể điều chỉnh cho bằng chiều cao của cột sông cổ (khi đo tầm hoạt động cột sống cổ) hoặc cột sống thắt lưng (khi đo tầm hoạt động cột sông thắt lưng) của từng bệnh nhân nhờ sự di chuyển của thanh ngang AB dọc theo trục 00′. Trục OO’có thể xoay và gấp trên thước đo độ h).
Hình 1.11: Thước đo tầm hoạt động cột sống của Hồ
Hữu Lương (1985)
Lần đầu tiên loại khớp kế mới này được thiết kê theo nguyên tắc mới đã được dùng đê xác định tầm hoạt động khớp cột sống (và các khớp khác của cơ thể). Hơn nữa do chiều cao của khớp kế này có thê điều chỉnh cho đúng bằng chiều cao của cột sông thắt lưng hoặc chiều cao cột sống cô nên số đo tầm hoạt động khớp với độ chính xác cao. Đặc biệt dùng một thước có thể đo được cả độ gấp, duỗi, nghiêng, xoay.
- Khớp kế này đã được xét công nhận Sáng kiến cấp Học Viện- Quyết định số 372/NC/ngày 4-6-1990
- Đã có hai đề tài nghiên cứu về khớp kế này:
+ “Xác định tầm hoạt động cột sông thắt lưng ở người Việt Nam trưởng thành bằng khớp kế tự tạo nhằm ứng dụng trong lâm sàng”-tác giả Hồ Hữu Lương và Nguyễn Bạch Đằng. Nguyễn Duy Thành, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Vũ Trung, HVQY, 2001.
+ “Nhận xét về tầm hoạt động cột sống thắt lưng ở công nhân có hội chứng thắt lưng -hông”- Tác giả Hồ Hữu Lương, Nguyễn Ván Nam, Công trình nghiên cứu Y học quân sự, HVQY, 1992, sô 3, trang 21-24.
– Khớp kế này đã được sử dụng để đánh giá kêt quả điều trị, phục hồi chức năng trong một số luận văn, luận án:
Luận án Thạc sĩ của Lê Thị Kiều Hoa “Nghiên cứu hiệu quả phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng máy Eltrac 471, Đại học Y Hà Nội, 2001, Trang 30-33.
Luận án Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông “Đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sông thắt lưng bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt” HVQY, 1993, trang 52).
Luận án Tiên sĩ Đỗ Đình Xuân “Nghiên cứu tầm hoạt động cột sống thắt lưng ở người trưởng thành bình thường và một sô đối tượng bệnh lý vùng thắt lưng.
Luận án Tiến sĩ Vũ Ngọc Lâm…
-
Phương pháp đo tẩm hoạt động khớp
Chúng tôi đo THĐK theo tài liệu “Tầm hoạt động khớp, phương pháp đo và ghi” của Viện hàn lâm phẫu thuật chỉnh hình Mỹ, đã được chính thức thừa nhận tại hội nghị đại biểu các Hội phẫu thuật chỉnh hình các nưởc nói tiếng Anh họp tại Vancouver (Canada) năm 1962 bao gồm những điểm chính sau:
-
Những nguyên tắc tổng quát
- Phương pháp đo và ghi tầm hoạt động khớp dựa trên nguyên tắc đo Zero – trung tính của E.F.Cave và S.M. Robert (đề xuất năm 1936).
- Theo phương pháp này, tất cả cử động của một khớp đều được đo từ vị trí Zero khởi đầu, khi đo phải giữ vững vị trí Zero và thường xuyên điều chỉnh đê đối tượng đạt được vị trí cơ bản này.
- Vị trí giải phẫu duỗi của chi và thân thê được quy ước là 0°.
- Vị trí Zero: là tư thế thẳng đứng của người bình thường, đầu thẳng, mắt nhìn ra phía trước; hai chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn chân song song với nhau, bờ trong hai bàn chân áp sát vào nhau.
- Cử động khớp có thể gây đau, nhất là đối với bệnh nhân, nên kỹ thuật đo phải bảo đảm nhẹ nhàng nhanh gọn
- Sự cứng khớp được coi như tình trạng mất cử động hoàn toàn của khớp
-
Mức độ chính xác và yếu tô’ ảnh hưởng
- Tính chính xác là mục đích của mọi kỹ thuật đo lường. Sự chính xác của việc đánh giá tầm hoạt động khớp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tô’ sau:
+ Trình độ và sự thận trọng của người đo
+ Dụng cụ và phương pháp đo
+ Hiểu biết và sự hợp tác của đốĩ tượng được đo
– Có một số’ yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chính xác của việc xác định tầm hoạt động khốp thường được đề cập đến:
+ Các mốc đo trên cơ thể không rõ ràng do lớp mô mềm dày bao phủ bên ngoài (người béo).
+ Đối tượng đo bị đau khi cử động khớp (thường gặp trên bệnh nhân).
+ Đối tượng đo ở trong trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu không hợp tác với người đo.
+ Ngoài ra, vấn đề tuổi, giới tính, tính chất nghề nghiệp… cũng ảnh hưởng đến sự biến thiên tầm hoạt động bình thường của các khớp.
-
Sô đo trung bình tầm hoạt động khớp
Xác định một cách chính xác về số đo trung bình tầm hoạt động của các khớp là một điều rất khó khăn do những thay đổi đáng kể giữa cá nhân người này với người khác theo thể trạng, nhóm tuổi, giới tính… Vì vậy các số đo trung bình được nêu ra chỉ có tính chất hưởng dẫn chứ không nên coi đó là những số liệu tiêu chuẩn được. Tuy nhiên một bảng số đo trung bình THĐK trong nhiều trường hợp có giá trị rất hữu ích trong lâm sàng .
Tầm hoạt động khớp của các dân tộc thường khác nhau vì vậy cần phải xây dựng một bảng số đo trung bình THĐK để tiện áp dụng cho mỗi dân tộc.
Đo tẩm hoạt động cột sống thắt lung (CSTL)
-
Đo độ nghiêng
- Vị trí khởi đầu Zero: đối tượng đứng theo tư thế chuẩn, hai bàn tay đặt vòng ra sau gáy
- Thầy thuốc đứng phía sau, người phụ đứng phía trước đốì tượng.
- Cách đo:
+ Xác định mỏm gai S1 và mỏm gai D12
+ Áp sát khớp kế vào cột sông thắt lưng đôi tượng sao cho:
- Thước nằm trên mặt phẳng đứng ngang của thân người, trục 00’ dọc theo cột sông thắt lưng, thanh ngang AB áp sát vào lưng.
- 0 nằm trên mỏm gai S1, 0′ nằm trên mỏm gai D12
- Kim chỉ 0°.
+ Người phụ dùng hai tay cố định khớp hông đối tượng
+ Cử động của đối tượng: nghiêng cột sông thắt lưng từ từ hết mức sang phải (hoặc trái), phần thân dưới giữ nguyên. Khi đó AB di động theo chiều nghiêng của đối tượng, thước đo độ E giữ cố định. Kết quả đọc được trên thước đo độ E: chính là độ nghiêng của cột sông thắt lưng. Lặp lại phép đo 3 lần và lấy giá trị trung bình làm kết quả.
2. Đo độ xoay
Ảnh 1.1: Đo độ nghiêng CSTL
Người phụ dùng hai tay cố định khớp hông đối tượng.- Tư thế đối tượng và vị trí đặt khớp kế tương tự như đo độ nghiêng. Trục 00’vuông góc vói mặt phẳng thước đo độ E.
- Cử động của đối tượng: xoay cột sông thắt lưng từ từ hết mức sang phải (hoặc trái), phần thân dưới giữ nguyên. Khi đó AB di động theo chiều xoay của đối tượng, thước đo độ E giữ cố định. Kết quả đọc được trên thước đo độ E chính là độ xoay của cột sông thắt lưng. Lặp lại phép đo 3 lần và lấy giá trị trung bình làm kết quả.
Ảnh 1.2: Đo độ xoay CSTL
- Đo độ gấp
- Đối tượng ở vị trí khởi đầu Zero.
- Thầy thuốc đứng bên phải hoặc bên trái đối tượng.
- Áp sát khớp kế vào phía bên cột sống thắt lưng đối tượng (phải, hoặc trái) sao cho:
+ 0° và thước đo độ E nằm trên mặt phẳng đứng dọc thân người, 00′ vuông góc với CD
0 nằm trên mào chậu
+ AB áp sát vào thân người
+ Kim chỉ 0°
- Cử động của đối tượng: cúi gập thân hết mức (chân thẳng, đầu gốì không gập, mấu chuyển lớn -lồi cầu ngoài xương đùi- mắt cá ngoài nằm trên một đường thẳng, hai tay buông thõng tự nhiên song song vối hai chân, bàn tay duỗi thẳng) AB di động theo chiều gấp của đối tượng, E giữ cố định, kết quả đọc được trên thước đo độ E chính là độ gấp cột sống thắt lưng. Lặp lại phép đo 3 lần và lấy giá trị trung bình làm kết quả.
Ảnh 1.3: Đo độ gấp CSTL
- Đo độ duỗi
- Tư thế bệnh nhân và cách đặt khốp kế tương tự như đo độ gấp. 00′ vuông góc với CD.
- Đôì tượng ngửa thân ra sau hết mức (chân thẳng, đầu gốì không gập, mấu chuyên lốn – lồi cầu ngoài xương đùi-mắt cá ngoài nằm trên một đường thẳng, hai tay buông thõng tự nhiên song song với hai chân, bàn tay duỗi thẳng) AB di động theo chiều duỗi của đối tượng, E giữ cố định. Kết quả đọc được trên thước đo độ E chính là độ duỗi cột sông thắt lưng. Lặp lại phép đo 3 lần và lấy giá trị trung bình làm kết quả.
Ảnh 1.4: Đo độ duỗi CSTL
D . Đo tầm hoạt động cột sông cổ
Đô’i tượng đứng theo tư thế chuẩn, hai tay mở rộng bằng vai.
- Đo độ nghiêng
– Thầy thuốc đứng sau đốì tượng
- Xác định mỏm gai C7, ụ chẩm ngoài
- Áp sát khốp kế vào cột sống cổ sao cho:
+ Thước đo độ E nằm trên mặt phẳng đứng ngang của thân người
+ 0 nằm trên mỏm gai C7, 0′ nằm trên ụ chẩm ngoài
+ AB áp sát vào đầu
+ Kim chỉ 0°.
- Đối tượng nghiêng đầu sang phải (hoặc trái) từ từ hết mức, thân người giữ nguyên, E giữ cố định, AB di động theo chiều nghiêng của đối tượng. Kết quả đọc được trên thước đo độ E chính là độ nghiêng cột sông cổ.
- Đo độ xoay
Cách đặt khớp kế tương tự như đo độ nghiêng, thước đo độ E vuông góc với trục 00′
- Đôí tượng xoay đầu sang phải (hoặc trái) từ từ hết mức, thân người giữ nguyên, E giữ cố định, AB di động theo chiều xoay cột sống cổ. Lặp lại phép đo 3 lần và lấy giá trị trung bình làm kết quả.
- Đo độ gấp và duỗi
Thầy thuốc đứng bên phải hoặc bên trái đối tượng
- 00′ và thước đo độ E tạo thành một mặt phẳng
- Ap sát khớp kê vào phần bên cột sống cổ đối tượng sao cho:
+ Thước đo độ E tỳ lên vai
+ 00′ ở phía trước vành tai, AB ở phía trên và sát vào đầu
– Đối tượng gấp hoặc duỗi cột sống cổ từ từ hết mức, thân người giữ nguyên, E giữ cố định, AB di động theo chiều gấp hoặc duỗi cột sống cổ. Kết quả đọc được trên thước đo độ E chính là độ gấp hoặc duỗi cột sông cổ. Lặp lại phép đo 3 lần và lấy giá trị trung bình làm kết quả.
- Nghiên cứu tầm hoạt động cột sông thắt lưng
* Xác định tầm hoạt động cột sông thắt lưng (THĐ CSTL) trên 253 người Việt Nam trưởng thành bình thường, độ tuổi 20-29 bằng thước đo tầm hoạt động cột sông của Hồ Hữu Lương- Nhóm nghiên cứu Hồ Hữu Lương và Nguyễn Bạch Đằng, Nguyễn Duy Thành, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Vũ Trung từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2000 tại Học Viện quân Y. Đồng thòi so sánh với kết quả nghiên cứu THĐCSTL của Nguyễn Đức Hồng và cộng sự (bảng 1.2) chúng tôi nhận thấy:
- Tầm hoạt động (THĐ) cột sống thắt lưng ở các cử động gấp và duỗi, số liệu của chúng tôi so với Nguyễn Đức Hồng và cs là tương tự nhau.
- Tầm hoạt động cột sông thắt lưng ở cử động nghiêng và xoay (bên phải và bên trái), số liệu của chúng tôi nhỏ hơn một cách đáng kế.
Điều này có thể giải thích là do ở các cử động gấp và duỗi thì mốc đo và cách xác định THĐCSTL của chúng tôi và Nguyễn Đức Hồng và cs là tương tự nhau, nhưng ở các cử động nghiêng và xoay (bên phải và bên trái) thì mổc đo khác hẳn nhau. Mặt khác đo tầm hoạt động khớp là những thông số khó xác có những chênh lệch không thể tránh khỏi.
THĐCSTL của các động tác nghiêng và xoay ở hai bên là tương tự nhau (bảng 1.2)
Bảng 1.2: THĐCSTL ở 253 người bình thường và so sánh với các tác giả khác
^XTác giả
Cử độngx |
H.H. Lương và cs (n = 253) | N.Đ. Hồng vần cs (n = 125) | p |
Gấp | 110,86 ±2,93 | 113,3 ± 7,3 | p > 0,05 |
Duỗi | 31,79 ±2,08 | 34,6 ±5,3 | p >0,05 |
Nghiêng F | 20,19 ± 1,44 | 36,62 ±4,24 | p < 0,05 |
Nghiêng T | 20,23 ± 1,51 | 36,60 ±4,27 | p < 0,05 |
Xoay F | 24,62 ±1,60 | 49,66 ±6,80 | p < 0,05 |
Xoay T | 24,91 ± 1,48 | 49,66 ±6,80 | p < 0,05 |
Bảng 1.3: So sánh THĐCSTL nghiêng phải – nghiêng trái và xoay phải xoay trái ở 253 người trung bình
Cử động | Phải | Trái | p |
Nghiêng | 20,19 ± 1,44 | 20,23 ± 1,51 | p > 0,05 |
Xoay | 24,62 ± 1,60 | 24,91 ± 1,48 | p > 0,05 |
* Xác định THĐCSTL trên 33 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm CSTL của Hồ Hữu Lương và Nguyễn Bạch Đằng, Nguyễn Duy Thành, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Vũ Trung, HVQY năm 2001, chúng tôi nhận thấy THĐ CSTL của bệnh nhân hạn chế rõ rệt so với người bình thường (bảng 1.4).
Bảng 1.4. THĐ cột sống thắt lưng của bệnh nhân TVĐĐ cột sống thắt lưng hạn chế rõ rệt so với người bình thường.
Cử động | Bình thường (n=253) | TVĐĐ
(n=33) |
p |
Gấp | 110,86 ±2,93 | 61,60 ± 13,15 | p<0,001 |
Duỗi | 31,79 ± 2,08 | 18,70 ±4,25 | p<0,05 |
Nghiêng F | 20,19 ± 1,44 | 13,21 ±4.04 | p<0.01 |
Nghiêng T | 20,23 + 1,51 | 13,15 ±3,82 | p<0,01 |
Xoay F | 24,62 ± 1,60 | 14,73 ±3,66 | p<0,05 |
Xoay T | 24,91 ± 1,48 | 15,06 ±3,93 | p<0,05 |
- Nghiên cứu tầm hoạt động cột sông cổ
Xác định tầm hoạt động khớp cột sống cổ trên 200 thanh niên Việt Nam khoẻ mạnh trong độ tuổi 21 đến 25 bằng thước đo tầm hoạt động khốp cột sông cổ của Hồ Hữu Lương – Nhóm nghiên cứu Hồ Hữu Lương và Nguyễn Bạch Đằng, Nguyễn Duy Thành, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Vũ Trung (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Sô’ đo THĐ cột sống cổ người bình thường
Cử động | Cột sốhg cổ
(độ) |
Gấp | 52,91 ± 6,61 |
Duỗi | 65,31 ±2,41 |
Nghiêng F | 51,64 ± 1,50 |
Nghiêng T | 51,42 ± 1,37 |
Xoay F | 75,45 ± 1,93 |
Xoay T | 75,86 ±1,74 |
Theo: Gs Hồ Hữu Lương và cộng sự.