Vạn vật chi ngoại, lục hợp chi nộil), thiên địa chỉ biến, âm dương chi ứng, bỉ xuân chi noãn, vỉ hạ chi thử, bỉ thu chi phẫn, vi đông chi nộ(2), tứ biến chi động, mạch dữ chi thượng hạ(3). Dĩ xuân ứng trung quy, hạ ứng trung cử, thu ứng trung hoành, đông ứng trung quyền(4). Thị cố đông chí, tứ thập ngũ nhật, dương khí vi thượng, âm khí vi hạ; Hạ chí tứ thập ngũ nhật, âm khí vi thượng, dương khí vi hạ. Âm dương hữu thời, dữ mạch vi kỳ, kỳ nhi tương thất, tri mạch sở phân, phân chỉ hữu kỳ(5), cố tri tử thời. Vi diệu tại mạch, bất khả bất sát, sát chỉ hữu kỷ, tòng âm dương thủy(6), thủy chi hữu kỉnh, tòng ngủ hành sinh(7), sinh chi hữu độ, tứ thời vi số, tuần số vật thất, dữ thiên địa như nhất(8), đắc nhất chi tình, dỉ tri tử sinh. Thị cố thanh hợp ngũ âm(9), sắc hợp ngũ hành, mạch hợp âm dương.
(Tố vấn : Mạch yếu tinh vi luận)
C-DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Âm dương thăng giáng trong cơ thể con người luôn thích ứng với sự vận hành xoay chuyển của vũ trụ. Từ vạn vật muôn loài đến trên dưới, đông, tây, nam, bắc, sự biến hóa của trời đất, bôn mùa âm dương luôn tương ứng với nhau. Như từ khí hậu âm áp của mùa xuân phát triến thành khí hậu nóng bức của mùa hè, từ khí âm căng gấp của mùa thu phát triển thành khí lạnh tàn khốc của mùa đông. Mạch tượng của cơ thể con người cũng theo sự biến hóa của thời tiết mà thăng giáng phù trầm.
Mùa xuân mạch tượng như thước hình tròn, mùa hè mạch tượng như thước đo vuông, mùa thu mạch tượng như đòn cân, mùa đông mạch tượng như trái cân. Tình trạng của âm dương bôn mùa cũng như thế, từ tiết đông chí đến tiết lập xuân 45 ngày, khí dương thăng dần, khí âm hơi giáng; Từ tiết hạ chí đến tiết lập thu 45 ngày, khí âm thăng dần, khí dương hơi giáng Sư thăng giáng của khí âm dương trong bốn mùa có thời gian và qui luật nhát định, mạch tượng của cơ thể con người cũng biên hóa tương ứng theo như thế. Nếu sự biến hóa của mạch tượng-không tương ứng với khí âm dương của bôn mùa tức là dấu hiệu có bệnh, dựa theo sự biến hóa khác thường của mạch tượng có thể đoán biết bệnh ở tạng nào, dựa vào sự thịnh suy của tạng khí và khí âm dương thinh suy trong bốn mùa, ta có thể đoán được bệnh chứng và thời gian tử vong.
Sự biến hóa mau nhiệm tinh vi của mạch tượng cần phải khám kỹ. Chẩn mạch có cương lĩnh nhát định, trước hết cần phải phân biệt âm dương, kết hợp chứng trạng 12 kinh mạch tiến hành phân tích nghiên cứu, xem xét môi quan hệ sinh khắc ngũ hành, xem có tương ứng với thời tiết bốn mùa hay không, lấy khí âm dương bốn mùa làm chuẩn tắc, tuân theo qui luật biến hóa của khí âm dương bốn mùa, không tách con người ra khỏi vũ trụ, mà phải giúp cơ thể giữ được thăng bằng, cùng khí âm dương của trời đất hòa thành một thể. Hiểu được đạo lý thiên nhân hợp nhát thì có thể tiên lượng được việc sống chết. Bởi thế cho nên ngũ thanh thì ứng với ngũ âm, ngũ sắc thì ứng với ngũ hành, — còn mạch tượng thì ứng với âm dương vậy.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Vạn vật chi ngoại lục hợp chi nội Chỉ vạn vật trong vũ trụ. Lục hợp: Chỉ trên dưới, bốn phương đông, tây, nam, bắc.
(1) Bỉ thu chi phẫn, vi đông chi nộ: là kia, phẫn là căm phẫn, nộ là giận, những từ này đều dùng để mô phỏng khí mùa thu và khí mùa đông. Sách “Chú giải thương hàn luận”có ghi:“Thu phẫn vi-đông nộ, tòng túc nhi chí sát dã”Ý nói từ khí âm căng gấp của mùa thu, phát triển thành khí lạnh tàn khóc của mùa đông.
(2) Mạch dữ chi thượng hạ Thượng hạ là chỉ phù trầm. Mã Thì chú:“Bốn mùa thời tiết biến đổi, mạch của chúng ta cũng theo đó lên xuống. Chữ lên xuống ở đây có nghĩa là phù trầm”.
(3) Xuân ứng trung qui, hạ ứng trung cử, thu ứng trung hoành, đông ứng trung quyền: Trung có nghĩa là hợp, qui là thước đo tròn, cử là thước đo hình vuông, hoành là đòn cân, quyền là trái cân, Vương Băng chú:“Mạch mùa xuân đi hơi yếu, thanh thoát mà hoạt lợi, giông như hình tròn, trong ngoài như nhau, nên nói mùa xuân mạch tượng hình tròn; Mùa hè mạch đi hồng đại kiêm hoạt sác như thước đo hình vuông, có thể đo ngay thẳng, nên gọi mùa hè mạch tượng như thước vuông; Mùa thu mạch phù nhẹ như lông, đi hơi sáp mà dễ tán, giông như đòn cân; Mùa đông mạch đi như đá chìm xuống nước, mạch tượng trầm mà hoạt, giống như trái cân cách xa dưới đòn cân, nên gọi mùa đông mạch tượng như trái cân”.
(4) Kỳ nhi tương thất, tri mạch sở phân, phân chi hữu kỳ nhi tương thất là chỉ mạch không ứng vơi tứ thời; Tri mạch sở phân chỉ mạch là biểu tượng của tạng khí ngũ tạng; Phân chi hữu kỳ là bốn mùa mạch tượng đều có sự biến hóa khác nhau.
(6) Sát chi hữu kỷ, tòng âm dương thủy: Ý nói chẩn mạch phải tuân theo một cương kỹ nhật định.
(7) Thủy chi hữu kinh, tòng ngũ hành sinh ý nói 12 kinh mạch liên hệ mật thiết với ngũ hành, tức từ âm dương ngũ hành mà ra. Sách Thái tô’ ghi:“Âm dương bản thủy, hữu thập nhị kinh mạch dã, thập nhị nguyệt kinh mạch, tòng ngũ hành sinh dã”.
(8) Tuần sô vật thất, dữ thiên địa như nhật: Tuân theo qui luật biến hóa của khí âm dương bốn mùa mà không tách con người ra khỏi vũ trụ, vì sự biến hóa âm dương trong cơ thể con người với hoàn cảnh thiên nhiên là một thể thống nhất.
(9) Thanh hợp ngũ âm Chỉ thanh và âm luôn tương ứng, ngũ thanh là chỉ hét, cười, ca, khóc, rên. Ngũ âm là chỉ giốc, trủy, cung, thương, vũ.