Can khương cùng Sinh khương

CÔNG HIỆU KHÁC NHAU

Can khương khí vị cay, nóng. Nó giữ ở một nơi, chứ không chạy. Dùng để ôn trung, tán hàn, hồi dương cứu nghịch, hóa đàm rất tốt. Giải biểu, phát tán là thứ yếu.

Sinh khương khí vị cay, ôn trung chỉ ẩu là thứ yếu.

Lại có chỗ khác nhau: Sinh khương thông thần minh. Có khả năng dùng nhiều chủng loại nguyên nhân làm cho thần hồn, thần chí khác thường. Can khương phá huyết, là yếu dược chữa ruột tịch hạ lỵ

CHỦ TRỊ KHÁC NHAU

1. Can khương chủ trị tỳ vị, đuổi hàn tà ở trong bụng, bên trong dạ dày đầy, lạnh đau. Sinh khương chủ cảm mạo phong hàn.

Can khương cay, nóng, bổ tỳ dương, tán hàn. Dùng cho tỳ vi hư hàn gây nên lạnh đau ở trong bụng, sinh thổ tả các chứng. Như “Bổ khuyết trừu hậu phương” bài trị tốt tâm thống; cùng can khương tán mạt, uống với rượu ấm. “Thiên kim phương” trị trứng hàn thủy tả. Dùng can khương nghiền mạt, uống với nước cơm cũng nên dùng cùng nhân sâm, bạch truật, trích cam thảo như bài Lý trung thang.

Sinh khương phát biểu, tán hàn. Dùng sinh khương, tử tô diệp sắc nước uống, có thể phối hợp với các thứ thuốc khác cũng cay, ôn để giải biểu.

2. Can khương chủ trị dương suy quyết nghịch. Sinh khương trị trung tiêu hư hàn

Can khương có công dụng hồi dương cứu nghịch. Nếu dùng chữa chứng dương suy quyết nghịch. Như “Thương hàn luận”, bài Thống mạch tứ nghịch thang (trích cam thảo, phụ tử, can khương) trị bệnh ở kinh thiếu âm, hạ lỵ, thanh cốc, trong lạnh, ngoài nóng, chân tay quyết lãnh, mạch nhỏ gần tuyệt mình mẩy phản lại không sợ lạnh, người bệnh sắc mặt đỏ. “Y tôn kim giám” bài Ôn trung bổ tỳ thang (nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương, trần bì, bán hạ, chế phụ tử, phục linh, sa nhân, nhục quế, sao bạch thược, trích cam thảo, đinh hương). Trị bệnh mạn tỳ phong thổ tả lâu ngày, nhắm mắt lắc đầu môi xanh, trán có mồ hồi, ngủ mê man, chân tay quyết lạnh, lưỡi ngắn, câm, thổ ra nước trong nhiều lần.

Sinh khương tán hàn, ôn trung nhưng lực nhược, dùng ở trung tiêu hư hàn, ẩu thổ, nôn mửa. Có mang, cách trở nôn mửa. Như “Thực ý tâm kinh” bài trị ẩu thổ, trăm thứ thuốc không chuyến, tức thử phải dùng sinh khương, sắc uống, lúc đói hòa cả bã uống ngay. “Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương luận”… chữa người già, người hư, do ăn uống sinh lãnh, đến nỗi bụng trương lên, dưới rốn bỉ, đầy. Không ăn được, hoặc đau qúa, tiết lợi, khí bỉ, trệ, phiền muộn. Phải dũng hậu phác, sinh khương, cam thảo, đại táo.

3. Can khương chủ trị hàn, ăn uống lạnh sinh ho. Sinh khương chủ trị phong hàn phạm phế

Can khương bổ tỳ dương, hòa đàm, trục ẩm. Dùng cho tỳ dương không được mạch lại bị hàn khí lãnh sinh ho. Như “Cục phương” bài ôn trung hòa đàm hoàn gồm thanh bì sao, cao lương khương, sao can khương, trần bì, để chữa bệnh bị thủy ngừng, đàm trệ, bụng cách, đầy, phiền muộn, đầu váng, chóng mặt, không muốn ăn, chỉ muốn nằm, ho xuyễn nôn mửa, khí đoản, chán nản các chứng.

Sinh khương ôn phế, tán hàn, dùng khai đàm lợi khí rất tốt, thích nghi chữa phong hàn phạm phế, bị đàm xung vào phổi gây ho xuyễn. Như “Y học tâm ngộ” có bài chỉ khái tán, dùng nước gừng uống chữa cảm mạo phong hàn sinh hư. “Ôn bệnh điều biện” có bài hạnh tô tán gồm: Tô diệp, bán hạ, phục linh, tiền hồ, cát cánh, chỉ xác, cam thảo, sinh khương, đại táo, trần bị, hạnhnhân để chữa ngoại cảm.

4. Can khương là thuốc chủ yếu chữa chứng ruột không thông, sinh chứng hạ lỵ. Sinh khương chủ trị các chứng thần hồn, thần chí khác thường.

Can khương trị bệnh hạ ly ở ruột, hay nhất là hàn lỵ, bị bệnh lâu ngày. Vì thế phải dùng thuốc nóng để chữa, cũng có thế phối hợp dùng thuốc đắng hàn, để gây nén sự mâu thuẫn, phản ứng càng hay. Như “thiên kim phương” có bài Trú xa hoàn gồm có Hoàng liên, Can khương giao để chữa bệnh thấp nhiệt kết lâu ngày, nóng lạnh không điều hòa sinh ra bệnh vừa xích vừa bạch lỵ cấp, hậu trọng (muốn đi ngoài gấp nhưng lại không đi được) bụng ở dưới rốn luôn quặn đau. Cũng có thể chữa bệnh lỵ đã ngừng một thời gian. “Phổ tế phương” có bài “Liệu nhâm thần hạ lỵ bất chỉ” dùng Hoàng bá, Can khương, Xích thạch chi, Toan thạch lựu bì.

Sinh khương thông thần minh: Có nhiều nguyên nhân sinh ra chứng thần minh không chủ động, sáng suốt thần chí lại thường không ổn định. Như “Phổ tế phương” có bài Sinh khương ẩm dùng nước gừng, nước Sinh đại hoàng giã nát vắt ra, chữa người đàn bà mới đẻ ác huyết còn lưu ở trên tim làm cho người mê man luôn luôn thấy ma qủy sợ hãi, sắp chết.

“Thánh tế tổng lục”’ có bài Kinh lịch thang gồm Kinh lịch, Trúc lịch, Sinh cát chấp (Dã cát cắt vắt lấy nước) nước gừng để chữa bệnh vừa mới phát bệnh trúng phong độc chân tay không co lại được, tâm thần bàng hoàng, mất chí, không nhận thức được người nào, không nói năng được.

Sử dụng khác nhau

“Trửu hậu phương” Bài Tri ngũ sắc đan độc. Dùng mật hòa với Can khương bôi vào.

“Y tông kim giám” Bài Khương thạch tán: Dùng Khô thạch, Can khương hai vị bằng nhau tán mạt, trước hết dùng chè vụn rồi dùng nước rửa chỗ đau, sau là tan hết thuốc, để chữa các bệnh sang gây ngứa, mụn. Bài Khương bán tán có Can khương, Hoàng bá, hai vị bằng nhau tán mạt, để khô bôi vào mồm, dùng nước ấm súc miệng, chữa bệnh miệng lở loét”.

“Quảng lợi phương” Bài Trị tỵ huyết bát chỉ. Dùng Can khương thái mỏng, nước bằng tro nóng, bệnh mũi tịt sẽ khỏi (!).

Đặc thù của sinh khương đã nói ở mục Tử tô và Sinh khương.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.