BỆNH TIẾT TẢ
A- NGUYÊN VĂN :
Dương giả, thiên khí dã, chủ ngoại; Âm gỉả, địa khí dã, chủ nội. Cô’ dương đạo thực, âm đạo hư(1). Cố phạm tặc phong hư tà giả, dương thọ chỉ; Thực ẩm bất tiết khởi cư bất thờỉ giả, âm thọ chỉ. Dương tho chi tắc nhập lục phủ, âm thọ chi tắc nhập ngủ tạng. Nhập lục phủ tắc thân nhiệt bất thời ngọa (2), thượng vỉ suyễn hô; Nhập ngũ tạng tắc sân mãn(3)bế tắc, hạ vi tôn tiết, cửu vi trường tịch, cố hầu chủ thiên khí, yết chủ địa khí(4). cố dương thọ phong khí, âm thọ thấp khí Cố thương vu phong giả, thượng
(Tố vấn : Thái âm dương minh luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Kinh dương cũng như khí trời, có chức năng bảo vệ bên ngoài; Kinh âm cũng như khí đất, có chức năng dinh dưỡng bên trong. Cho nên dương tính cương, âm tính nhu, dương khí thường hữu dư, âm khí thường bất túc. Thế nên khi bị hư tà tặc phong xâm phạm, dương khí bị hại trước tiên. Ăn uống không có điều độ, làm việc nghỉ ngơi không giờ giấc thì âm khí sẽ bị hại trước tiên. Dương khí cảm phải tà khí thì truyền vào lục phủ; Âm khí cảm phải tà khí thì truyền vào ngũ tạng. Bệnh tà nhập vào lục phủ thì người toàn thân phát sốt, nằm không yên, khí thượng nghịch suyễn thở; Bệnh tà nhập vào ngũ tạng thì người bụng đầy trướng, bĩ tắc không thông, bên dưới thì tiêu chảy ra phân sống, lâu ngày thành chứng kiết lỵ. Cho nên hầu chủ hô hấp, chủ thiên khí, họng chủ nạp cơm nước, chủ địa khí. Bởi vậy cho nên kinh dương dễ bị phong tà xâm phạm, kinh âm dễ bị thấp tà xâm phạm.
Cho nên khi cảm phải phong tà thì phần trên cơ thể bệnh trước; Khi cảm phải thấp tà thì phần dưới cơ thể bệnh trước.
D-CHÚ THÍCH :
(1) Dương đạo thực, âm đao hư Loại kinh chú :“Dương cương âm nhu, ngoại tà thường có thừa nên dương đạo thực. Nội thương thường bất túc, nên âm đạo hư”.
(2) Bất thời ngọa: Tức không nằm ngủ được yên giấc.
(3) Sân mãn Bụng đầy trướng.
(4) Hầu chủ thiên khí, yết chủ địa khí Loại kinh chú :“Hầu là hệ của phế cho nên hít thở không khí, tên thông với trời; Họng là hệ của vị, cho nên chứa cơm nước, dưới thông với đất.
E- LỜI BÀN :
Đoạn kinh văn này trình bày rõ: Vì phong tà là vô hình, thuộc dương, nên gây bệnh trước ở phần dương trên cơ thể, còn thủy cốc, thấp tà là vật hữu hình thuộc âm, nên gây bệnh trước ở phần âm bên dưới cơ thể xuyên qua lục phủ.
Bàn về bệnh tiết tả, kinh văn nêu lên điểm đáng lưu ý là:“Bệnh tà nhập vào ngũ tạng thì người bụng đầy trướng, bĩ tắc không thông, bên dưới thì tiêu chảy ra phân sông, bệnh lâu ngày thành chứng kiết lỵ’’.“Kinh dương dễ bị phong tà xâm phạm, kinh âm dễ bị thấp tà xâm phạm”,“Khi cảm phải thấp tà thì phần dưới cơ thể bệnh trước”. Đặc biệt là luận điểm“Thấp thắng thì tiêu chảy”đã được người đời sau xem như một luận cứ có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức bệnh lý của chứng bệnh tiêu chảy.
Luận điểm “dương hay bị phong, âm hay bị thấp”một lạn nữa cho thây qui luật của bệnh tật thường là “đồng khí tương cầu”.