CÁC CHỨNG TRẠNG BỆNH TÝ
(I)
A- NGUYÊN VĂN :
Tý hoặc thống, hoặc bất thống, hoặc bất nhãn, hoặc hàn, hoặc nhiệt, hoặc táo, hoặc thấp, kỳ cố hà dã ?
Thống giả, hàn khí đa dã, hữu hàn cô’ thống(1)dã. Kỳ bất thông bất nhân giả, bệnh cửu nhập thâm, vinh vệ chi hành sáp, kỉnh lạc thời sơ, cố bất thống, bì phu bất dinh, cố vi bất nhãn. Kỳ hàn giả, dương khí thiểu, âm khí đa, dữ bệnh tương ích(2), cố hàn dã. Kỳ nhiệt giả, dương khí da, âm khí thiểu, bệnh khí thắng, dương tao âm(3), cô’ vi tý nhiệt. Kỳ đa hãn nhi nhu giả, thử kỳ phùng thấp thậm dã, dương khí thiểu, âm khí thịnh, lưỡng khí tương cảm, cô’ hãn xuất nhỉ nhu dã.
(Tố vấn : Tý luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Bệnh tý có loại đau, hoặc không đau, hoặc tê dại, hoặc hàn, hoặc nhiệt, hoặc táo, hoặc thấp lý do tại sao ?
Đau là vì hàn khí thiên thắng, có hàn khí nên đau. Còn không đau mà tê dại mất cảm giác là do bệnh lâu ngày, tà khí thâm nhập, khiên sự vận hành của dinh vệ bị đình trệ, kinh lạc sơ hở, khí suy huyết kém, cho nên mất cảm giác đau, da không được nuôi dưỡng cho nên bị tê dại.
Bệnh chứng hàn là vì cơ thể vốn dương khí ít, âm khí nhiều, âm khí nhập vơi hàn tà làm cho bệnh càng thêm nặng. Bệnh tý chứng nhiệt là do lúc bình thường cơ thể vốn dương khí có thừa, âm khí bất túc, khi dương khí gặp bệnh tà, âm khí không thắng nổi dương khí, nên bệnh khí hóa nhiệt, thành chứng nhiệt tý.
Bệnh tý người ra mồ hôi ướt nhuận là vì cảm phải nhiều tháp khí, trong cơ thể dương khí sút kém, âm khí có thừa, thấp tà bên ngoài cùng âm khí trong cơ thể cảm ứng lẫn nhau, cho nên tàu lý hở hang, mồ hôi đổ ra ẩm ướt.
D-CHÚ THÍCH :
(1) Hữu hàn cố thống dã: Tính của hàn là làm
ngưng đọng, co rút thu liễm, khiến khí huyết bị ngưng trệ không thông, nên gây đau.
(2) Dữ bệnh tương ích Nghĩa là hợp cùng bệnh tà làm cho bệnh càng thêm nặng. Tố vân tập chú ghi:“Dữ bệnh tương ích là nói người âm khí nhiều làm lợi cho bệnh tà âm hàn”.
(3) Bệnh khí thắng, dương tao âm Do cơ thể người dương khí có thừa, âm khí bất túc, bệnh tà được dương khí trợ lực càng thịnh. Khi dương tà gặp âm khí, âm khí không thắng nổi nên hóa nhiệt, sinh ra chứng nhiệt tý. Chữ tao có nghĩa là tao ngộ, tức gặp phải.
(II)
A- NGUYÊN VĂN :
Phù tý chi vi bệnh, bất thống hà dã?
Tý tại vu cốt tắc trọng, tại vu mạch tắc huyết ngưng nhi bất lưu, tại vu cân tắc khuất bất thân, tại vu nhục tắc bất nhân, tại vu bì tắc hàn. Cố cụ thử ngũ giả, tắc bất thống dã. Phàm tý chi loại, phúng hàn tắc cấp(1), phùng nhiệt tắc tung.
(Tố vấn : Tý luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Bệnh tý mà không đau là tại sao ?
Bệnh tý ở xương thì mình nặng nề, ở mạch thì huyệt ngưng trệ không lưu hành thông sướng, ở gân thì gân cơ co quắp không duỗi ra được, ở cơ bắp thì tê dại mất cảm giác, ở da thì phát lạnh. Cho nên bệnh tý mà có một trong năm chứng trạng kể trên thì không đau. Nói chung, bệnh tý hễ gặp hàn thì gân mạch co rút, gặp nhiệt thì gân mạch mềm dãn ra.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Phùng hàn tắc cập, phùng nhiệt tắc tung: Loại kinh chú:“Hễ gặp hàn thì gân co quắp, nên gọi cấp, gặp nhiệt thì gân dãn ra nên gọi hoãn”. Cập có nghĩa là co rút, căng cập, tung có nghĩa là buông lỏng, dãn ra.
(III)
A- NGUYÊN VĂN :
Vinh vệ chi khí diệc lệnh nhãn tý hồ ?
Vinh giả, thủy cốc chi tỉnh khí dã, hòa điều(1)vu ngủ tạng, sái trần(2)vu lục phủ, nãi năng nhập vu mạch dã, cố tuần mạch thượng hạ, quán ngũ tạng, lạc lục phủ dã. Vệ giả, thủy cốc chi hãn khí(3)dã, kỳ khí phiêu tật(4)hoạt lợi, bất năng nhập vu mạch dã, cố tuần bì phu chi trung, phân nhục chi gian, huân vu hoang mạc(5), tán vu hung phúc. Nghịch kỳ khí tắc bệnh, tông kỳ khí tắc dũ. Bất dữ phong hàn thấp khí hợp, cô’ bất vi tý.
(Tố vấn : Tý luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Dinh khí và vệ khí cũng khiến người sinh bệnh tý chăng ?
Dinh là tinh khí của thủy cốc hóa sinh, có thể điều hòa dinh dưỡng, nuôi dưỡng ngũ tạng và phân bủa tinh khí đến lục phủ, cho nên dinh khí có thể đi trong kinh mạch và vận hành lên xuống vào tận ngũ tạng, liên lạc lục phủ để thực hiện chức năng dinh dưỡng của nó.
Vệ là khí dũng mãnh do thủy cốc hóa sinh, khí của nó đi nhanh gấp và hoạt lợi, vì không vào được huyết mạch nên vệ khí đi ở dưới da giữa tâu lý sớ thịt, nó làm cho hoang mạc được ôn ấm và phân tán ở nơi ngực bụng. Khí dinh vệ tuần hành toàn thân chu nhi phục thủy, như chiếc vòng không đầu mối. Cho nên nếu dinh vệ khí nghịch mất điều hòa và mất thăng bằng thì sẽ sinh bệnh, còn nếu khí dinh vệ lưu thông suôn sẻ thì người sẽ khỏi bệnh. Bởi do khí dinh vệ vận hành không ngừng nghỉ nên không thể nhập với ba khí phong, hàn, thấp để sinh ra bệnh tý được.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Hòa điều: điều hòa.
(2) Sái trần: Chỉ phân bủa. Sái là tán phát, trần là phân bố.
(3) Hãn khí Sách Loại kinh chú :“Vệ khí thuộc dương, dương khí đi phù mà nhanh, nên gọi là hãn khí”. Chữ hãn có nghĩa là khí thịnh mạnh mẽ, khí đi nhanh gấp, hoạt lợi.
(4) Phiêu tật Phiêu là cấp, tật là nhanh.
(5) Hoang mạc: Sách Loại kinh chú :“Phàm khoảng trống hay kẽ hở trên dưới giữa cơ nhục trong ổ bụng đều gọi là hoang. Mạc là chi’ đường gân và màng mỏng trong bụng”.
E- LỜI BÀN :
Các đoạn kinh văn kể trên nêu rõ : Nguyên nhân chính sinh ra bệnh tý là do phong, hàn, tháp cùng đến gây bệnh. Thê nhưng do trong ba khí có sự thiên thắng, bộ vị phát bệnh và thời lệnh có khác, nên chứng tý được hình thành cũng có khác nhau. Nêu dựa theo nguyên nhân gây bệnh thì có thể chia thành ba loại : Phong khí thiên thắng là hành tý, hàn khí thiên thắng là thống tý, tháp khí thiên thắng là trước tý. Nếu dựa theo bộ vị và tứ thời mắc bệnh mà phân loại thì mùa xuân là cân tý, mùa hạ là mạch tý, mùa trưởng hạ là cơ tý, mùa thu là bì tý, mùa đông là cốt tý.
Nếu như năm loại tý nói trên bệnh lâu ngày không lành thì sẽ truyền nhập vào ngũ tạng, hoặc bệnh tà từ các du huyệt truyền lục phủ, hình thành chứng tý của ngũ tạng lục phủ như : Can tý, tâm tý, phế tý, thận tý, trường tý, bào tý…
Ngoài ra Linh khu còn trình bày loại chúng tý và chu tý cho thấy bệnh tý rất là đa dạng.
Nói chung, bệnh tý là do phong, hàn, tháp xâm nhập vào cơ thể con người làm cho kinh mạch bị đình trệ, khí huyết tuần hoàn không thông lợi, nên bệnh tý đa số là có triệu chứng đau. Nếu mắc bệnh tý mà tê dại không đau, theo kinh nghiệm lâm sàng cho thây phần nhiều là do bệnh lâu khí huyết đã suy, chính khí không còn sức đương cự với bệnh tà, loại này so với loại có triệu chứng đau rõ là nan y hơn.