Bệnh cảm gây ra do virus. Có khoảng 200 loại virus gây bệnh cảm. Trẻ em có thể bị cảm 8 – 10 lần mỗi năm. Người lớn ít bệnh hơn vì cơ thể người lớn đã hình thành miễn dịch đối với một số virus.
Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại những virus gây bệnh cảm.
Cách phòng bệnh
- Rửa tay để ngăn chặn sự lây lan của virus.
- Dạy trẻ rửa tay.
- Rửa sạch những đồ chơi dùng chung với những trẻ khác.
Triệu chứng của bệnh.
- Sổ mũi, đau cổ họng, hắt hơi, ho, và lúc mới chớm bệnh thường bị đau đầu, sốt, chảy nước mắt.
- Lúc đầu nước mũi trong và không màu,
nhưng 2 – 3 ngày sau, nước mũi sẽ đặc lại và có màu vàng hoặc xanh.
Điều này không có nghĩa là bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Trẻ em có thể ho và thường ho nhiều về đêm.
- Bệnh cảm thường kéo dài 4 – 7 ngày và có thể phải mất đến 3 tuần để được hoàn toàn bình phục.
Điều trị:
- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước trái cây. Uống nước ấm hoặc ăn soup nóng có thể làm giảm ngẹt mũi.
- Cho uống acetaminophen để hạ sốt (xem trang 7).
- Cho trẻ nghỉ ngơi.
- Dùng nước muối (saline) nhỏ mũi để trị nghẹt mũi và ho, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ vừa mới biết đi. Sử dụng nước muối nhỏ giọt, nước muối xịt ở dạng hơi (spray) bán ở các tiệm thuốc tây, hoặc nước muối tự pha.
- Thuốc trị nghẹt mũi (decongestant) hoặc thuốc ho có thể làm giảm triệu chứng của bệnh nhưng sẽ không rút ngắn được thời gian bị bệnh. CHÚ Ý: Thuốc trị nghẹt mũi (decongestant) và thuốc ho cũng có chứa chất acetaminophen. Nên đọc kỹ nhận thuốc và hỏi ý kiến của dược sĩ để tránh tình trạng uống thuốc quá liều.
- Những người chăm sóc bệnh nhân bị bệnh cảm nên rửa tay
để tránh lây bệnh cho những người khác.
Đi khám bác sĩ nếu…?
- Trẻ bị sốt trở lại hoặc triệu chứng bệnh trở nên nặng sau 5 – 10 ngày.
- Nước mũi có màu vàng hoặc xanh và kéo dài trên 10 ngày.