ĐÔNG Y CHỮA MIỆNG LỞ TÁI PHÁT
Biện chứng Đông y:
Vị trường táo nhiệt, thể chất vốn có dương thịnh, âm dịch bất túc hoặc án uốhg không điều độ, nhiệt tích ở vị trường, tân dịch bị nung đốt, dẫn đến táo nhiệt nung nấu sinh ra lỡ miệng.
Cách trị:
Tư âm tả nhiệt, tăng dịch nhuận trường.
Đơn thuốc:
Tăng dịch ma nhãn thang.
Bài thuốc:
Huyền sâm 15g, Mạch môn 15g, Sinh địa 15g, Hậu phác 10g, Đại hoàng 6-10g, Hạnh nhân 10g, Bạch thược 10-15g, Chỉ thực 10g, Hắc Chi ma 15- 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Khát nước nặng, thêm Hoa phấn, Tri mẫu; bụng đầy, khí tấn công, ợ hơi nhiều, thêm Tiểu hồi hương hoặc Trầm hương (mài ra uống).
Hiệu quả lâm sàng:
Trương XX, nữ, 23 tuổi. Bệnh nhân cho biết từ năm 1974, đại tiện bình thường khó đi, niêm mạc môi lở, rát đau, khi khỏi khi đau. Lúc đầu chỉ có một mụn nhỏ, dẩn dần phá ra thành một chỗ lở loét nhỏ, 4-7 ngày mới khỏi, ngưng một thời gian bệnh phát lại, chỉ dùng thuốc rửa ngoài, chưa điều trị. Tháng 5/1977 đến khám, đại tiện khô, nièm mạc môi lở loét, đau nhức, mạch Huyền, chất lưỡi bình thường, rêu lưỡi vàng, niêm mạc môi dưới có những mụn lở loét, to như hạt đậu xanh. Chẩn đoán là chứng lở miệng phục phát, biện chứng là do trường vị táo nhiệt. Dùng Tăng dịch ma nhân thang, uống 5 thang, đại tiện tôt, hết lở miệng. Đổi dùng loại thuốc dưỡng huyết, nhuận Phế để củng cố. Bài thuốc như sau: Mạch môn, Huyền sâm, Hắc chi ma đều 18g, Đương quy, Ngưu tất, Câu kỷ đều 15g, Đào nhân, Chỉ thực đều 9g, Cam thảo ổg, uống 10 thang. Theo dõi hơn 5 tháng, bệnh nhân đại tiện bình thường, miệng không bị loét trở lại nữa.
Đàm XX, nam, 40 tuổi, cán bộ. BỊ viêm lở loét xoang miệng 12 năm, ngày 12/3/1979 đến khám điều trị. Bệnh nhán cho biết năm 1967, vì ăn uống không có rau nửa tháng, sinh chứng đại tiện khô, xoang miệng lở loét đau nhức, sau ,đó uống nước trái cây nhiều ngày thì khỏi bệnh. Tiếp đó lại bị viêm xoang miệng, uống nước trái cây không khỏi, mỗi năm phát bệnh nhiều lần. Từ đầu năm 1972, cứ mỗi tuần lại phát bệnh, nhiều ngày sau lại tự khỏi. Năm 1974 đau dạ dày, chứng lở miệng và đau dạ dày cứ thay nhau phát bệnh (sau dó, năm 1975 vào bệnh viện Đông y khám, được chẩn đoán là loét dạ dày), cách 4-5 ngày phát bệnh 1 lần, loét nhiều ở niêm mạc môi hoặc đầu lưỡi, mỗi lần phát ở 2, 3 chỗ, nhỏ như hạt đậu xanh, to như hạt đậu nành, đau rát, ăn uống khó khăn, phía trước miệng bị lở loét, ngoài ra đại tiện khô như phân dê,kèm miệng đắng, khô, mạch Tế vô lực, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng. Chẩn đoán là chứng lở miệng phục phát. Biện chứng là do trường vị bị táo nhiệt, dùng Tăng dịch ma nhân thang, bỏ Đại hoàng, tuỳ theo bệnh chứng mà thêm Cát cánh, Ngoã lăng tử. Uống tổng cộng 10 thang để củng cố’, đến ngày 12/4/1980 hỏi thăm được biết chứng lở miệng, sau một thời gian không tái phát.
Nhận xét:
Điểm đặc biệt của bệnh này là đại tiện táo kết và miệng bị lở loét cùng một lúc. Lâm sàng thấy miệng bị lở loét trở lại hoặc vừa mới khỏi, nóng rát, kèm miệng khô, lưỡi táo hoặc họng đau, miệng hôi, đại tiện táo kết, 3-5 ngày mới đại tiện 1 lần, ăn uống ít, bình thường trong bụng có khí tấn công, trướng đau hoặc ợ hơi, tiểu ít, nước tiểu đỏ, hoặc thân nhiệt, đỏ, ngực đầy, tâm phiền. Đại tiện chuyển biến tốt, thì miệng bớt hoặc hết lở loét, đại tiện bón thì miệng lại bị lở. Đầu rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch Hoạt Sác hoặc Huyền Sác, ấn vào vô lực.
Đã dùng bài thuốc trên, gia giảm để trị 12 ca loại bệnh trên, hiệu quả đều tốt, đã theo dõi kéo dài 6 năm, không thấy tái phát (Lã Kính Giang — tỉnh Hồ Nam).