PHÙ BÌNH: TÁC DỤNG VÀ LIỀU LƯỢNG
浮萍
Tên dùng trong đơn thuốc:
Phù bình, Thủy binh, Tử bổi phù binh (bèo tía), Phù bình thảo.
Phần cho vào thuốc:
Toàn cây.
Bào chê’:
Chọn sạch, sàng bò đất cát là được.
Tính vị quy kinh:
Vị cay tính hàn. Vào hai kinh phế, bàng quang.
Công dụng:
Thúc mọc hết sởi, tiêu sưng ở bì phu, phát hãn thoái nhiệt.
Chủ trị:
– Có thể chữa bệnh nhiệt tính mối phát, sởi mọc chậm không phát hết ra.
– Thiên trị về bì phu sưng trướng, tiểu tiện không lợi, và sang độc hăm ở trong sinh ra phù thũng.
– Chữa phong tà xâm phạm ở biểu, sốt nóng không ra được mồ hôi.
ửng dụng và phân biệt:
Phù bỉnh cay mát (tân lưong) phát biểu, tác dụng phát hãn của phù binh là nhẹ mát thảng việt để cho toát ra. Ma hoàng cay ôn phát biểu tác dụng phát hãn của Ma hoàng là ôn mạnh đế khai thông dữ dội.
Tục truyền công phát hãn cùa Phù bỉnh hay hơn Ma hoàng, nhưng thực ra Ma hoàng tính ôn, Phù binh tính hàn, tính cùa mỗi vị khác nhau thì chủ trị bệnh gì cũng khác nhau. Vả lại công lợi thủy của Phù bình thì Ma hoàng không sánh kịp được.
Kiêng kỵ:
Hay ra mồ hôi, cơ thể suy nhược và không phải thực nhiệt thực tà thì kiêng dùng.
Liều lượng:
8 phân đến một đồng cân rưỡi.
Bài thuốc ví dụ:
Nghiệm phương (Cổ kim lục nghiệm) chữa rôm sẩy thuộc phong nhiệt.
Phù bình đồ (hấp) qua, sấy khô, Ngưu bàng tử đun vổi rượu rồi phơi khô. Cả hai vị cùng tán nhỏ, cho Bạc hà sác làm thang, uống ngày hai lằn.