Táo Hoàng Thổ: Tác dụng và liều dùng
灶心黃土
(Đất lòng bếp)
Tên dùng trong đơn thuốc:
Táo tâm hoàng thổ, Táo tâm thổ, Phục long can. 5
Bào chế:
Chọn sạch tạp chất, đẽo thành cục nhỏ là được.
Tính vị quy kinh:
Vị cay tính ôn. Vào hai kinh tỳ vị.
Công dụng:
Chủ trị:
– Chữa nôn ọe. Do. vị khí không đi’ xuống mà lại đi ngược lên, gây ra ẩu thổ phiên vị (sáng ãn chiều nôn, hoặc chiều tối ăn sáng hôm sau nôn, khi nôn ra thức ăn còn nguyên không tiêu) và đàn bà có mang bị nghén nôn nhiều (ác trở).
– Chữa nôn ra máu, đại tiện ra máu. Phàm các bệnh về máu, do tỳ vị dương hư mà không thống nhiếp được đều cđ thể dùng được.
ứng dụng và phân biệt:
Cứ những người ẩu thổ hàn tinh đều có thể dùng Bán hạ, Sinh khương, Phục long can, người thuộc nhiệt tính có thô’ dùng Dại giả thạch, Trúc nhự. Phục long can giáng vị khi càm nôn (chl ểu), Bán hạ hóa đờm thùy^càm nôn mủa (chỉ thổ). Sinh khương làm ấm hàn ở trong, chi ắu mỗi vị đểú có sự thích ứng khác nhau đối với chứng bệnh.
Kiêng kỵ:
Nếu có hỏa khí, âm hư thổ huyết thì cấm dùng. Không có chứng thổ và hạ huyết (đại, tiểu tiện ra huyết) thì ít dùng.
Liều lượng:
5 Dòng cân đến một lạng. Cho đun trước vị thuốc này, để nguội gạn trong, rồi lấy nước đố sác với thuốc thay nước lã.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Hoàng thổ thang (Kim quỹ phương). Chữa chứng hạ huyết phân ra trước, huyết ra sau. Táo tâm hoàng thổ, Chích cam thảo, Can địa hoàng, Bạch truật, Phụ tử (chế), A giao, Hoàng cầm, cho nước sắc lên, chia ra uổng ấm.
Tham khảo:
Táo tâm thổ là đất trong lòng bếp – trong lòng kiềng hoặc ba ông đàu rau, đun bằng củi, cỏ, bọc lại rồi sắc. Ổ thành phố không có, thỉ co’ thê’ dùng mảnh ngo’i vụn nung đỏ lên, cho vào nước sắc,- ròi bỏ ngo’i đi, gạn lấy nước đê’ sác với thuốc.
Lời kết
Những vị thuốc gây nôn nói ở chương này đều có thê’ thôi thúc làm cho nôn, song với dược tính của mỗi vị mạnh mẽ hoặc hòa bình, vì vậy ring dụng co’ khác nhau. Việc ứng dụng theo thuốc gây nôn như đờm rãi, thực tích hoặc thức độc đọng lại ở vùng ngực; thượng quản, yết hầu, những chứng này tương đối cấp, cho nên phải gây nôn để cấp cứu. Nhưng nôn thường hay làm tổn thương vị khí, vả lại những thuốc này phần nhiều có độc tính, phải thận trọng khi sử dụng, nếu không phải là người bị thực tà (chứng thực) chân khí mạnh thl càng không nên dùng.
Vị Lê-lô tính mạnh, rất độc, uống vào là nôn ngay, chuyên làm nôn phong đàm, không nên sử dụng tùy tiện. Qua đế, thì làm nôn nhiệt đàm, tính tương đổi hòa bình, song nếu đê’ lâu ngày dùng thường không có hiệu quả, còn là thứ tốt không dễ kiếm được nhiều. Muối ăn nhà nào cũng có sẵn, thuận tiện dễ kiếm.
Nếu là người già, trẻ em, đàn bă có mang và những người có chứng khí huyết suy nhược, thường hay nấc, ăn vào nôn ra (phản vị), nôn ra máu, khạc ra máu, suyễn thở, đều cấm dùng thuốc gây nôn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ẩu thổ (nôn mửa). Như các chứng vị hàn, vị nhiệt, lý hư, lý thực (dạ dày lạnh, dạ dày nhiệt, trong hư trong thực) đều co’ thể gây ra ẩu thổ như miệng nôn trôn tháo (hoắc loạn) phế ung cũng có thể £ thấy được triệu chứng từ ẩu thổ,Chứng trạng tuy giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh có khác, trên lâm sàng và khi ỉùng thuốc, không được dùng bừa.
Thuốc cầm nôn nói ở chương này là nôn thuộc hàn tính, :ó thê’ dùng Sinh khương, Bán hạ, Phục long can, Ngô thù du, Đinh hương… Nôn thuôc nhiệt tính cđ thể dùng các vị Hoàng liên trúc nhự, Dại già thạch, Thị đế. VỊ Bãn hạ thiên về chứng nôn thuộc vị hàn Hoàng liên thiên về nôn thuộc’ vị nhiệt, Ngô thù du thiên về nồn thuộc vị hư hàn, Sinh khương lại tán hàn ôn trung chi ẩu, Đại giả thạch nặng kéo. xuống (trong trụy) để giáng đờm rãi, Toàn phúc hoa giáng phế khí đê’ tiêu đàm chỉ ẩu.