Dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe, lập một kế hoạch dinh dưỡng và tạo thói quen ăn uống hợp lí sẽ rất có lợi cho sức khỏe của thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Để sinh được một đứa con khỏe mạnh, thông minh, người mẹ cần để ý đến những chi tiết nhỏ nhất trong ăn uống.
Thói quen tốt
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng nhất định đối với thai nhi. Nếu muốn đứa trẻ không biếng ăn, kén ăn thì trước hết các mẹ cũng không được lười ăn, kén ăn. Có như vậy thì đứa trẻ sau khi chào đời mới giữ được thói quen ăn ngủ tốt, không khiến cha mẹ phải lo lắng quá.
– Chế độ ăn đa dạng
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Trước khi mang thai, người mẹ nên bổ sung nhiều chất đạm.
– Kết hợp nhiều loại thực phẩm
Các mẹ không nên chỉ ăn thịt hoặc tinh bột, vì như thể sẽ không có đủ chất
dinh dưỡng. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngô, khoai, sắn… vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng, vừa phòng tránh táo bón và bệnh trĩ.
Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn
Chế độ dinh dưỡng tiền thai kì
Nhiều người thích đồ ăn nhanh, chiên rán, tẩm nhiều gia vị hay rau trộn, dưa muối. Những loại thực phẩm này tuy rất tiện lợi và ngon miệng nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến thai nhi, nếu nhẹ thì thai nhi sẽ bị béo phì, nặng thì bị dị dạng, thậm chí gây sảy thai, sinh non. Chính vì thế, các mẹ không nên ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn mặn, thức ăn nhiều muối.
Không chỉ có các mẹ mà các ông bố tương lai cũng phải để ý đến chế độ dinh dưỡng của mình.
Để có được số lượng và chất lượng tinh trùng tốt nhất, người bố nên ăn nhiểu thực phẩm tươi mới giàu dinh dưỡng như lạc, cá chạch, hàu, rau củ màu xanh…
Những thực phẩm này đều chứa nhiều chất kẽm, axit amin, chất đạm và vitamin, có lợi cho việc sản xuất “tinh binh”.
Trước khi mang thai, cả hai vợ chồng đều cần bổ sung thêm folate. Folate là dưỡng chất thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi, phòng tránh dị dạng, sảy thai, thiếu máu cho thai nhi. Nên kiên trì bổ sung folate đến hết tháng thứ 3 của thai kì.
Folate và thai nhi
Folate là dạng hòa tan của một vitamin nhóm B, còn có tên gọi khác là axit folic, được tìm thấy chủ yếu trong lá rau chân vịt. Folate có tác dụng hỗ trợ chuyển hóachất đạm, cùng với vitamin B12 sản xuất ra hồng cầu. Folate là dưỡng chất rất cần thiết cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Khi cơ thể người mẹ thiếu folate, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì, sẽ dễ gây khiếm khuyết hệ thần kinh cho thai nhi, tăng nguy cơ bị liệt não, teo não và gây ra hiện tượng thiếu máu cho thai phụ.
Nếu người mẹ được bổ sung đầy đủ folate thì có thể tăng cường sự pháttriển trí não cho thai nhi, phòng tránh tình trạng thai nhi nhẹ cân, sinh non, hởhàm ếch, dị dạng hệ thần kinh, chứng thiếu hồng cầu, bạch cầu trong máu.
Những thực phẩm giàu folate gồm có: cải thìa, cải trắng, đậu cô-ve, rau chân vịt, cà chua, cà rốt, dâu tây, chuối, cam vàng, đại mạch, gạo lứt…
Kẽm và thai nhi
Kẽm là nguyên tố thường ít được bổ sung và dự trữ trong cơ thể nhưng nó lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tế bào sinh dục, cơ quan sinh dục và chức năng giới tính của con người. Kẽm còn có thể tham gia vào quá trình hoạt động của các enzym trong cơ thể, kết hợp với axit nucleic và chất đạm để tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.
Khi mẹ bị thiếu kẽm thì tử cung không thể co bóp, làm tăng mức độ đau đớn khi sinh và khiến thai nhi chậm phát triển, dị dạng trung khu thần kinh.Khi người bố bị thiếu kẽm, tinh
Kế hoạch dinh dưỡng
Hoàn sẽ bị teo nhỏ, ảnh hưởng đến sốlượng và chất lượng tinh trùng, gây ra viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh dục.
Bổ sung chất kẽm thông qua chế độ ăn uống là tốt nhất. Những thực phẩm
giàu kẽm bao gồm: cá, thịt, gan, thận, hàu, vừng, lạc, hạt quả óc chó, táo… Vì nhu cầu kẽm của cơ thể cũng ít nên chỉ cần ăn những thực phẩm trên cũng đủ cung cấp lượng kẽm cần thiết.
Vitamin và thai nhi
Vitamin có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và trí tuệ của bé nên các mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin trong thai kì.
Có rất nhiều loại vitamin tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ thể nhưng lại có tác dụng rất lớn. Ví dụ, thiếu vitamin A dễ gây ra thai chết lưu, sinh non; khiến mẹ dễ bị bệnh sau khi sinh, trẻ sơ sinh chậm lớn và dị dạng các cơ quan nội tạng.
Vitamin nhóm B bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Thiếu vitamin Bj gây ra tình trạng kiệt sức, chán ăn, táo bón, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, sinh khó. Thiếu vitamin B2 khiến mẹ dễ bị viêm miệng, nhiệt miệng, viêm da và tăng tỉ lệ sinh non. Ngoài vitamin B, và B2, thì vitamin B3, B6 và B12 cũng rất quan trọng.
Vitamin c còn được gọi là acid ascorbic. Thiếu vitamin c trong thời gian dài dễ dẫn đến bệnh máu xấu, sưng lợi, tăng sừng hóa ở nang lông, giòn xương…
Vitamin D có tác dụng phát triển răng và xương, tăng cường hấp thụ canxi và photpho, phòng ngừa bệnh còi xương. Thiếu vitamin D khiến thai phụ dễ bị giòn xương, bé bị bệnh còi xương bẩm sinh và thiếu canxi trong máu.
Ngoài những vitamin trên thì cơ thể còn cần đến rất nhiều loại vitamin khác. Những người đang và sẽ mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin, tuy nhiên, cũng nên tránh tình trạng thừa vitamin vì như thế sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Canxi và thai nhi
Trước khi mang thai, người mẹ phải chú ý bổ sung nhiều canxi, điều này sẽ có lợi cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi. Ngoài ra, canxi còn có tác dụng duy trì sức khỏe tim mạch và thận, hạn chế khả năng bị viêm nhiễm và phù thũng trong quá trình mang thai.
Thiếu canxi không chỉ khiến cho xương khớp của người mẹ bị yếu đi, gây ra sinh khó mà còn cản trở sự phát triển trí não của thai nhi, đứa trẻ sau khi sinh ra thường bị nhẹ cân và mắc bệnh còi xương. Chính vì thế, các mẹ phải chú ý bổ sung canxi tiền thai kì.
Những thực phẩm giàu canxi gồm có: cá, rong biển, đậu nành, sữa và những sản phẩm từ sữa, vừng, hạt quả óc chó, rau cần…
Mách nhỏ:
Cùng với việc bổ sung canxi, các mẹ nên bổ sung thêm vitamin D, photpho và chất đạm thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Chế độ dinh dưỡng dành cho bố
Các ông bố cũng cần chú ý đến thói quen ăn uống của mình thì mới có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh.
Không ăn thực phẩm giàu chất béo
Theo nghiên cứu, chế độ ăn giàu chất béo ảnh hưởng đến tính khí và ham muốn tình dục của nam giới, làm giảm tỉ lệ sống của tinh trùng, khả năng thụ thai thành công rất thấp. Các ông bố nên ăn dầu thực vật thay vì mỡ động vật, nên ăn nhiều cá, thịt gà, thịt bò, rau xanh và hoa quả.
Hạn chế thực phẩm tính hàn
Nam giới thuộc tính dương nên nếu ăn nhiều thực phẩm tính hàn thì sẽ trung hòa dương khí trong cơ thể, làm suy giảm chức năng giới tính, giảm ham muốn tình dục và số lượng tinh binh. Những thực phẩm cần hạn chế gồm có: thịt thỏ, mộc nhĩ, hạt dẻ, hạt cây gai dầu, hạnh nhân, củ niễng…
Hạn chế ăn nhiều gia vị
Dù là vị chua, cay, mặn, hay ngọt, nếu ăn quá nhiều cũng đều có ảnh hưởng đến thận, mà thận lại là bộ phận quyết định khả năng sinh dục, nếu thận bị yếu thì khả năng tình dục sẽ suy giảm. Chính vì thế, các ông bố nên hạn chế những thức ăn quá mặn, cay hoặc chua. Những món ăn thanh đạm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Thói quen sinh hoạt tốt tiền thai kì
Thói quen sinh hoạt hợp lí không chỉ có lợi cho việc mang thai, sinh con mà còn có lợi cho cuộc sống sau này của hai vợ chồng.
Ngủ đủ giấc
Người phụ nữ muốn mang thai thuận lợi thì phải ngủ đủ giấc, ngủ sớm dậy sớm, làm như vậy không những có được tinh thần sảng khoái mà còn tích góp được nhiều năng lượng hơn, nâng cao sức đề kháng, chính vì thế, người xưa mới nói “Ăn được ngủ được là tiên”.
Không nuôi thú cưng
Thú cưng, ví dụ như chó, mèo… chính là vật trung gian di truyền kí sinh trùng toxoplasma vì chúng có thói quen ăn thịt sống và đi vệ sinh bừa bãi. Trong thịt sống thường có rất nhiều loại kí sinh trùng, ngoài toxoplasma còn có sán dây, kí sinh trùng babesia… Khi người mẹ bị nhiễm những loại kí sinh trùng này thì khả năng lây bệnh cho thai nhi là 30 – 40%. Hậu quả của việc này là chức năng thị giác và thính giác của thai nhi giảm xuống, nghiêm trọng hơn còn gây ra sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi.
Do đó, nếu trong nhà có sản vật nuôi thì cha mẹ nên nhờ hàng xóm hoặc người thân trông hộ một thời gian. Nếu phát hiện bản thân mình đã nhiễm những kí sinh trùng này thì hãy đến bệnh viện chữa trị trước rồi mới mang thai.
Cai thuốc lá
Chất nicotin trong thuốc lá rất có hại cho người mẹ khi mang thai, thể hiện ở việc thu hẹp huyết quản của thai phụ, cản trở sự cung cấp oxi cho thai nhi. Chất carbon monoxide trong khói thuốc cũng làm giảm khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi, thậm chí làm thai chết lưu. Đối với nam giới, khói thuốc sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng. Khi người chồng hút thuốc trong nhà, người vợ và thai nhi sẽ hít phải khói thuốc một cách bị động, thậm chí còn bị ảnh hưởng nhiều hơn người chồng. Do đó, cả hai vợ chồng đều phải cai thuốc trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng.
Cai rượu
Rượu và thuốc lá chính là mối nguy hiểm lớn nhất đối với sức khỏe của thế hệ tương lai.
Theo thống kê, những người phụ nữ nghiện rượu sẽ có tỉ lệ thụ thai thấp hơn một nửa so với những người không uống rượu, nếu trong thời kì mang thai, người mẹ vẫn uống rượu thì đứa trẻ sẽ dễ bị mắc các bệnh như: chậm phát triển, tinh thần không minh mẫn, hành vi khác thường, bị bệnh tim bẩm sinh, não bộ phát triển không bình thường, một số trường hợp còn bị dị dạng đường tiết niệu và dị dạng tủy sống, dị dạng cột sống… Nếu cả cha và mẹ cùng nghiện rượu thì tỉ lệ mắc bệnh của con càng cao.
Nam giới nghiện rượu cũng khiến cho tinh trùng bị dị dạng, số lượng ít, yếu và tỉ lệ sống thấp. Sau khi người vợ mang thai, khả năng thai nhi bị dị dạng là rất lớn.
Hai vợ chồng nên cai rượu ít nhất là 3 tháng trước khi người vợ mang bầu. Trong thời gian mang thai, các mẹ nên hạn chế uống bia, rượu vang, rượu đỏ. Tuy những loại rượu đó có tác dụng làm đẹp và dễ ngủ nhưng lại không có lợi cho thai nhi.
Thay đổi môi trường làm việc
Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, đặc biệt là với người phụ nữ. Những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, nhiều tia bức xạ hoặc tiếp xúc thường xuyên với kim loại nặng thì sẽ khiến cho buồng trứng và tử cung bị tổn thương. Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên rời bỏ những vị trí công việc đó một thời gian.
Đối với nam giới, tốt nhất nên tránh xa những môi trường độc hại kể trên khoảng 3 tháng trước khi thụ thai vì thông thường, phải mất khoảng 70 ngày thì những tinh binh bị thương hoặc nhiễm độc mới bị đào thải khỏi cơ thể.
Chú ý bổ sung dinh dưỡng
Những dưỡng chất cần bổ sung trong thời gian mang thai gồm có: canxi, sắt, kẽm, iốt, chất đạm, chất béo, carbohidrate… Bình thường có thể bổ sung những dưỡng chất trên thông qua đường ăn uống nhưng cần chú ý mức độ và liều lượng hợp lí. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài món ăn bổ dưỡng cho các mẹ cùng tham khảo.
Chế độ dinh dưỡng dành cho những người có thể chất khác nhau
Trong những năm gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng đã tiến hành phân loại thể chất của phụ nữ, chủ yếu căn cứ vào vóc dáng để chia thành 5 nhóm thể chất khác nhau và đưa ra 5 chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng nhóm đó.
Nhóm thể chất “dương thịnh”
Đặc điểm: Thân hình cao lớn, tiếng nói hơi trầm khàn, tính cách hướng ngoại, năng động, tinh thần lạc quan, da mặt hồng hào, thường xuyên khát nước, thích uống nước lạnh. Những phụ nữ thuộc nhóm này thường dễ bị bệnh và thường là những bệnh nặng và tiến triển nhanh. Mạch đập mạnh, nước tiểu thường có màu vàng, phân khô cứng.
Chế độ ăn nên thiên về tính âm và thanh đạm, cần vận động nhiều để tiêu hao bớt năng lượng, thường xuyên tắm nước nóng.
Nhóm thể chất “âm suy”
Đặc điểm: Thân hình thấp bé, da mặt đỏ hồng (đặc biệt là hai gò má), thường xuyên có cảm giác nóng trong người, môi và miệng khô, thích uống nước lạnh, thích mùa đông, ghét mùa hè, ít hoặc không có bựa lưỡi, mạch nhỏ và đập nhẹ, thường hay nóng ruột, lo lắng, đại tiện phân khô cứng.
Nên ăn nhiều thực phẩm có tính mát, ví dụ mộc nhĩ, ngó sen…
Nhóm thể chất “đàm thấp”
Đặc điểm: Dáng người to béo, thích thực phẩm giàu chất béo, ăn nhiều, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thích ngủ, lười vận động, ra nhiều mồ hôi, sợ nóng, không sợ lạnh, khả năng thích nghi kém, bựa lưỡi thường có màu đen xám, thường xuyên bị đau nhức khớp, tê chân, nước tiểu đục, phân lỏng.
Nên ăn nhiều thực phẩm thanh đạm, ít chất béo, hạn chế gia vị, không nên ăn quá no và thường xuyên vận động.
Nhóm thể chất “khí suy”
Đặc điểm: Thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, ít nói, ra nhiều mồ hôi.
Chế độ ăn nên thiên về bổ trung ích khí, nên ăn táo đỏ, hoàng kì, đẳng sâm, cam thảo, và những thực phẩm bổ huyết… Không nên ăn nhiều chất béo và gia vị.
Nhóm thể chất “u uất”
Đặc điểm: Cơ thể gầy bé hoặc to béo, sắc mặt vàng vọt, u buồn, thường có tâm trạng u uất, trầm tĩnh, dễ cáu giận, thích thở dài, thường cảm thấy cổ họng nấc nghẹn, khó thở, khó nuốt, hay chóng mặt, nhức đầu, bựa lưỡi màu trắng, mạch máu nhỏ, ngực nhỏ, hay bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
Nên ăn những thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa, nên nghe những bản nhạc có tiết tấu sôi động, thường xuyên ra ngoài dạo chơi để thay đổi tâm trạng.
NHỮNG MÓN ĂN TỐT DÀNH CHO TIỀN THAI KỲ
Gà hầm nấm
Đặc điểm: Bổ trung ích khí, bổ âm dưỡng sắc.
Nguyên liệu: 4-5g nấm hương, 160g thịt gà, 8g gừng,
10g dọc hành, 15g dầu lạc, 6g muối, 6g mì chính, 2g đường
trắng, 8g dầu hào, 4g xì dầu, bột bắp pha loãng, dầu mè. Chế biến:
Nấm hương cắt chân xong thì ngâm vào nước cho
mềm, chặt thịt gà thành miếng vừa ăn, gừng bỏ vỏ cắt miếng mỏng, hành rửa sạch cắt nhỏ.
Ướp thịt gà với muối, mì chính, đổ một ít bột bắp khô vào trộn đều. Bắc nồi lên bếp, cho dầu, đợi dầu nóng thì cho thịt gà, gừng vào đun đến khi gần chín.
Cho thêm nước lọc, nấm hương, muối, mì chính, đường trắng, dầu hào, xì dầu vào đun nhỏ lửa đến khi thịt chín nhừ thì thêm hành. Cho bột bắp pha loãng vào để nước đặc lại, thêm dầu mè là xong.
Mách nhỏ:
Nấm hương ngâm bằng nước lạnh có mùi thơm hơn ngâm bằng nước nóng. Khi hầm thịt gà phải đun nhỏ lửa, lúc cho hành vào đun to lửa thì món ăn mới đẹp.
Chè hạt quả óc chó
Đặc điểm: Bổ thận sinh tinh, ấm phổi trừ ho.
Nguyên liệu: Hạt quả óc chó 200g, dưa chuột 25g, dầu lạc 500g, muối 2g, đường trắng 100g.
Chế biến:
Dưa chuột rửa sạch, cắt thành hình hoa đẹp mắt và xếp ra đĩa.
Cho nước vào nồi đun sôi, sau đó cho một chút muối và hạt quả óc chó vào, đun sôi một lúc rói vớt ra để ráo nước.
Cho dầu vào chảo, sau đó cho hạt quả óc chó vào, xào nhỏ lửa đến khi có mùi thơm thì múc ra.
Bắc một nồi khác, cho nước vào đun sôi thì thêm đường trắng. Đun nhỏ lửa đến khi nước đường hơi keo lại thì cho hạt quả óc chó vào là được.
Mách nhỏ:
Phải luộc chút hạt quả óc chó và xào nhỏ lửa để tránh bị cháy. Món ăn này thích hợp cho nam giới hơn.
Canh bí đao thịt dê
Đặc điểm: Dưỡng phổi bổ thận, giúp ăn ngon miệng.
Nguyên liệu:Thịt dê 150g, bí đao 200g, gừng thái sợi, hành lá, rượu trắng, muối, bột tiêu, nước luộc gà hoặc luộc thịt.
Chế biến:
1 .Thịt dê rửa sạch, thái miếng. Bí đao bỏ hạt và cắt miếng vừa ăn.
Đun sôi khoảng 1.500ml nước rồi cho bí đao vào đun cùng, cho thêm muối, tiêu, rượu trắng, nước luộc gà và thịt dê vào, thêm gừng cắt sợi, đun khoảng một tiếng là được.
Mách nhỏ
Thịt dê có tính ôn, vị ngọt, rất ngon miệng. Nhưng thịt dê có mùi hôi nên cần cho thêm chút rượu trắng và gừng vào canh để át mùi hôi.
Canh chân giò hầm củ cải và táo đỏ
Đặc điểm: Bổ âm dưỡng huyết, chữa chứng suy nhược.
Nguyên liệu: Táo đỏ 20 quả, củ cải trắng 250g, chân giò 450g, xương lợn 400g, thịt nạc 200g, gừng tươi 8g, muối 10g, bột thịt gà 4g.
Chế biến:
Củ cải trắng rửa sạch, cắt miếng mỏng. Chân giò, xương lợn và thịt nạc thái miếng vừa ăn; gừng bỏ vỏ, rửa sạch.
Đun nước sôi, cho chân giò, xương lợn và thịt nạc vào luộc sơ qua để bỏ bớt mùi tanh.
Đặt một chiếc nồi hầm lên bếp, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, thêm nước và hầm khoảng hai tiếng, sau đó cho bột thịt gà vào là được.
Mách nhỏ:
Những thai phụ bị cao huyết áp không nên ăn canh này; cũng không nên ăn I món này vào tối muộn hoặc trước khi đi ngủ để tránh tăng chất nhầy trong máu.
Không nên nấu chân giò với cam thảo vì có thể ngộ độc.
THỰC PHẨM NÊN KIÊNG TRƯỚC KHI THỤ THAI
Những thực phẩm bình thường không gây hại nhưng lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của thai nhi, cha mẹ nên hạn chế ăn trước khi thụ thai. Những loại thực phẩm đó là gì?
Thực phẩm chứa chất cafein, ví dụ cà phê, trà… Theo nghiên cứu, chất cafein có thể thay đổi tỉ lệ nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể người phụ nữ, ức chế khả năng bám vào tử cung của trứng đã được thụ thai.
Thực phẩm dễ gây dị ứng. Cho tới nay, ảnh hưởng của những loại thực phẩm dễ gây dị ứng đối với thai nhi vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, nhưng chúng có khả năng gây sảy thai, sinh non và dị dạng thai nhi. Tốt nhất các mẹ không nên ăn những loại thực phẩm đó.