Kiểm tra tiền thai kì tức là cả hai vợ chồngcùng đi khám sức khỏe tổng thể (tốt nhất là 3 tháng trước thời điểm dự định thụ thai). Việc kiểm tra này sẽ cho biết tình trạng sức khỏe của hai người, có bị bệnh di truyền nào hay không, nếu có thì có thể sinh con không, làm thế nào để tránh di truyền căn bệnh đó cho bé. Việc kiểm tra còn có tác dụng phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình mang thai của người mẹ, hạn chế những tác động xấu đến thai nhi, giảm tỉ lệ sảy thai, dị dạng và những bệnh sau sinh. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu khuyết tật và tỉ lệ tử vong ở thai nhi. Chính vì thế mà bác sĩ cũng khuyên các cặp vợ chồng hãy đi kiểm tra sức khỏe trước khi muốn sinh con.
Nhiều người cho rằng việc kiểm tra sức khỏe tiền thai kì chỉ dành cho phụ nữ còn nam giới thì không cần. Tuy nhiên, đứa con lại là kết tinh của cả hai người, là sự kết hợp giữa tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ. Chỉ khi cả tinh trùng và trứng đều khỏe mạnh thì thai nhi mới có thể phát triển bình thường được. Sai lầm nữa là mọi người cho rằng, có thể lấy kết quả kiểm tra sức khỏe bình thường thay thế cho kiểm tra tiền thai kì. Khi đi khám sức khỏe định kì, bác sĩ thường chỉ kiểm tra gan, thận, hệ tuần hoàn, hô hấp và tiết niệu; còn kiểm tra tiền thai kì lại chú trọng đến cơ quan sinh dục, hệ miễn dịch và bệnh ditruyền. Đây là những hạng mục kiểm tra không thể thiếu được. Chính vì thế, cả hai vợ chồng đều phải đi khám sức khỏe tiền thai kì thì mới có lợi cho việc mang thai và sinh con.

Kiểm tra tiền sản thai kỳ
Kiểm tra tiền thai kỳ
Người mẹ cần kiểm tra những gì trước khi mang thai
Xét nghiệm máu

Đo số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu để chẩn đoán xem có bị thiếu máu không.

Kiểm tra nhóm máu

Kiểm tra xem người mẹ mang nhóm máu ABO (huyết tán) hay không.

Kiểm tra miễn dịch sởi

Nếu trước khi mang thai, người mẹ bị bệnh sởi thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, các mẹ cần khám và tiêm vacxin phòng bệnh sởi trước khi mang thai, 3 tháng sau khi tiêm phòng không được mang thai.
Kiểm tra viêm gan B Tuy bệnh viêm gan B không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng tiêm phòng trước vẫn hơn.
Kiểm tra cơ quan sinh dục Kiểm tra khí hư xem có bị nhiễm trichomonas, nấm, viêm âm đạo, bệnh HIV/AIDS và giang mai… hay không.
Nếu người mẹ bị viêm nhiễm bệnh phụ khoa thì nên chữa trị ngay để tránh cho cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm sau sinh. Kịp thời phát hiện và chữa trị các bệnh lây qua đường sinh dục để giảm khả năng sảy thai và sinh non.

Kiểm tra bệnh giang mai và AIDS

Giang mai là bệnh truyền nhiễm và có thể di truyền sang thai nhi, trước khi mang thai, người mẹ cần điều trị để giảm khả năng di truyền cho con. Bệnh AIDS lại càng khó đối phó hơn vì tỉ lệ tử vong cho thai nhi cao, đứa trẻ sau khi sinh ra cũng không thể sống lâu được. Nếu người mẹ phát hiện mình bị bệnh AIDS thì cần cân nhắc kĩ xem có nên giữ thai lại hay không.

Kiểm tra phết tế bào cổ tử cung

Phết tế bào cổ tử cung để phát hiện những vấn đề bất thường trong cổ tử cung, vì một cổ tử cung khỏe mạnh mới có thể bảo đảm sức khỏe cho thai nhi.

Kiểm tra nguy cơ gây dị dạng thai nhi

Gồm có: Xét nghiệm Rubella, bệnh toxoplasma và cytomegalovirus.
Theo điều tra, 60% phụ nữ bị nhiễm virus Rubella. Khi bị nhiễm virus này, nhất là trong ba tháng đầu thai kì thì sẽ gây ra sảy thai và dị dạng thai nhi.

Kiểm tra đường tiết niệu

Có thể chẩn đoán sớm các bệnh về thận. Trong 10 tháng mang thai, thận của người mẹ có thể bị ảnh hưởng, bởi vậy cần được kiểm tra trước.

Kiểm tra khoang miệng

Trong thời gian mang thai, người mẹ thường bị viêm răng, nếu uống thuốc hoặc nhổ răng thì đều không có lợi cho thai nhi. Kiểm tra khoang miệng trước khi mang thai sẽ hạn chế được những tình trạng này.
Kiểm tra nhiễm sắc thể
Có tác dụng phát hiện bệnh di truyền. Nếu có bệnh, các mẹ nên chữa trị sớm để tránh lây cho con.
Người bố cần kiểm tra những gì

Kiểm tra tinh dịch

Kiểm tra tỉ lệ sống của tinh trùng, tinh trùng có bị thiếu hay yếu không, tỉ lệ dị dạng, tử vong…

Kiểm tra cơ quan sinh dục

Những bệnh dù rất nhỏ ở cơ quan sinh dục của nam giới cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và trí tuệ của thế hệ sau. Ví dụ, bệnh giang mai có thể lây từ

chồng sang vợ và di truyền cho con cái, gây ra hậu quả sảy thai, sinh non, dị dạng hoặc đứa trẻ dễ bị bệnh sau khi trưởng thành. Kiểm tra cơ quan sinh dục còn giúp chẩn đoán những bệnh khác như viêm tiền liệt tuyến gây sinh non…

Kiểm tra nhóm máu

Nếu người chồng có nhóm máu A hoặc B, người vợ có nhóm máu o (RH âm tính) thì đứa con có khả năng mang nhóm máu ABO (huyết tán), có thể gây sảy thai hoặc gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong lúc sinh.

Kiểm tra nhiễm sắc thể

Chẩn đoán xem người bố có nhiễm sắc thể nào mang bệnh di truyền cho con hay không, nhiễm sắc thể giới tính có bất thường hay không.
Sau khi cả hai vợ chồng đều kiểm tra sức khỏe tiền thai kì xong, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả đó để đánh giá tình trạng sức khỏe của hai người, phân tích thời điểm mang thai lí tưởng nhất, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con, đồng thời đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Bài trướcĐông y thuốc nam chữa bệnh u xơ tử cung
Bài tiếp theoChế độ dinh dưỡng tiền thai kì

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.