Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?

Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?
Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?

Công Năng Phối Hợp:

Thiên KhuMộ huyệt của Đại Trường kinh, lại là nơi kinh khí của Túc Dương Minh Vị kinh phát ra, có công sơ điều Đại Trường, điều Trung hoà Vị, lý khí kiện Tỳ, điều Trường thông tiện, phù Thổ hoá thấp.

Túc Tam Lý là nơi kinh khí của Túc Dương Minh “Nhập” vào, vừa là Hợp huyệt của bản kinh, vừa là Hạ Hợp huyệt của bản phủ, an theo lý “Hợp trị nội phủ” nó có công kiện Tỳ hoà Vị, hoá tích đào trệ, lý khí tiêu trướng, hành khí chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng, hoá đờm chỉ ho, giáng khí bình suyễn, sơ thông kinh lạc, điều hoà khí huyết, hoà Vị an thần, cường thể kiện thân.

Thiên Khu lấy sơ tà làm chủ; Túc Tam Lý lấy bổ Trung làm trọng. Hai huyệt phối hợp, 1 bổ 1 tả, 1 Trường 1 Vị, điều hoà khí cơ, hoà Vị chỉnh Trường làm cho công năng truyền đảo có thể phục hồi bình thường.

Chủ Trị:

  1. Tiện Bế, chứng thuộc Trường Vị bất hoà, khí cơ bất sướng, công năng truyền đảo thất điều.
  2. Tiết Tả cấp, mạn tính.
  3. Lỵ tật.

Kỉnh Nghiệm:

Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?
Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?

Thiên KhuTúc Tam Lý hợp đụng, chủ yếu điều trị các bệnh chứng thuộc Đại Trường, bất luận bệnh chứng thuộc cấp hay mạn đều nên sử dụng. Trị các bệnh chứng cấp tính, khi châm đa phần dùng tả pháp; trị liệu các bệnh chứng mạn tính, châm nên trước bổ sau tả hoặc đom thuần bổ pháp; nếu chứng thuộc nhiệt, chỉ châm không cứu; nếu chứng thuộc hàn, châm-cứu cùng dùng hoặc trọng dụng cứu pháp, thời gian lưu kim dài. Khi điều trị các bệnh Tiết Tả cấp hoặc Lỵ tật cấp, nên căn cứ theo bệnh tình gia giàm thích hợp, như nhiệt nhiều, sốt cao 39°c trở lên, gia thêm Khúc Trì, Đại Chuỳ, hoặc gia Họp Cốc, Nội Đình (châm-cứu cùng dùng); chứng Lý cấp Hậu Trọng gia Đại Trường Du, Trường Cường.

Ngoài ra, vì sao cùng bộ “đôi huyệt” này có thể điều trị hai loại bệnh tật hoàn toàn không giống nhau về tính chất? Qua nhiều thực tiễn lâm sàng cho thấy, một số các huyệt vị đối với trạng thái công năng không giống nhau của cơ thể có tliể tạo nên dụng điều chỉnh hai chiều rất điển hình. Ví dụ: Khi bị Tiết Tả, châm Thiên Khu cỏ tác dụng chỉ tả; ngược lại, khi đại tiện bế kết, châm Thiên Khu lại có tác dụng thông tiện. Đây là nguyên do bộ “đôi huyệt” này vừa trị được Tiết Tả, vừa trị được Tiện Bế.

Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?
Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?

Có người vận dụng điện châm, dùng Túc Tam Lý – Thiên Khu làm chủ huyệt điều trị các bệnh viêm dạ dày – ruột cấp tính, viêm ruột thừa cấp, Lỵ khuân cắp, giun chui ống mật, đau quặn gan, tắc ruột cấp, co thắt dạ dày, co Uìắt ruột, rối loạn thần kinh chức năng dạy dày, ruột, đau bụng do dị ứng, tổng cộng 206 trường hợp đều thu hiệu quả tốt đẹp. Hiệu suất đạt được 95.63%. Thực tiễn chứng minh, châm cứu điều trị đau bụng có hiệu quả rất rõ rệt làm tiêu viêm, diệt khuẩn, giải độc, chống dị ứng, giảm co thắt, giảm đau, điều tiết công năng lạng phủ, thúc đẩy chuyển hoá, tăng cường kháng thể cũng như có tác dụng cân bằng mang tính cục bộ và toàn thân. Đồng thời quan sát cho thấy, điện châm có thể làm tăng cường hiệu ứng châm cảm một cách rõ rệt, làm châm cảm lan truyền khuếch tán rộng, tăng cường kích thích, khí được vận hành nhanh chóng trực tiếp đạt tới vùng bệnh giúp tiêu viêm chỉ thống. Có thể lợi dụng kích thích mạnh và liên tục của châm cảm hóa giải cơn đau bụng, hiệu quả nhanh chóng, điện thông thống dứt, nhanh như dựng sào thấy bóng. Sau nữa, quan sát mối tương quan giữa hiệu quả trị liệu với việc khám bệnh sớm muộn và mức độ nặng nhẹ của bệnh tật để thấy được tính quan trọng của việc chẩn đoán và chữa trị sớm.

Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?
Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?

Vương X X, nam, 40 tuồi, công nhân. Năm 1981 khám bệnh.

Tự thuật:

Đau bụng 1 ngày nay.

Bệnh sử:

Ngày hôm qua do ăn quá nhiều rượu thịt, dần xuất hiện buồn nôn, nôn mửa, bụng đau không ngừng, kêu la không dứt.

Khám:

Sắc mặt xanh xám, chừng như sắp ngất, thở gấp kiêm hò hét, Vị quản trướng đau, cự án.

Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?
Viêm Đại Tràng nên dùng huyệt nào để chữa?

Chẩn đoán:

Thực tích phúc thống (Viêm Dạ Dày cấp).

Trị tắc:

Thư điều khí cơ Trường Vị, tiêu thực hóa trệ chỉ thống.

Xử phương:

Thiên Khu – Túc Tam Lý.

Thao tác:

Đâm kim nhanh, kích thích mạnh trong vòng 10 phút, các chứng tiêu giảm, sau đó lưu kim cho nhập viện, gia thêm Nội Đình, Trung Quản, Nội Quan, thông điện châm 30 phút, đau, nôn đều dứt, hô hấp đều trở lại như thường mà khỏi.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.