Kỉ niệm về giáo dục thai nhi

Khái niệm này đã cổ từ rất lâu, phụ nữ mang thai cần tránh bị ai, kinh động, tránh lớn tiếng, tránh than khóc, để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Nói một cách cụ thể, cần chú ý dinh dưỡng, tinh thần, tu dưỡng đạo đức, mỹ học trong thời kỳ mang thai, để sinh được đứa bé khỏe mạnh thông minh.

Ngày nay theo quan niệm của y học hiện đại, giáo dục thai nhi là coi trọng sự bảo vệ môi trường bên trong tử cung. Đầu tiên là mẹ cần có tâm lý ổn định, cần có cảm nhận tâm lý giữa mẹ và con. Thai phụ ngoài việc tự chú ý đến dinh dưỡng của bản thân, các ảnh hưởng của môi trường xung quanh, còn cần nỗ lực bồi dưỡng trạng thái tâm lý và tình cảm tích cực, đẽ tạo ảnh hưởng tốt đến thai nhi trong bụng. Giáo dục thai nhi không phải là liên hệ trực tiếp giữa cơ thể mẹ và con mà là đem ảnh hưởng bên ngoài làm biến đổi tâm lý, biến đổi tâm lý sẽ biến hóa thành biến đổi sinh lý, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi.

Tầm quan trọng của giáo dục thai nhi

Muốn bồi dưỡng một con người để có sức khỏe tâm lý, tính cách tốt và tài năng, tuy đa số do giáo dục từ hoàn cảnh gia đình, xã hội, thế nhưng cũng không nên xem nhẹ yếu tố di truyền và bồi dưỡng giáo dục sự phát triển tiềm ẩn trong thời kỳ mang thai.

Có một số trẻ khi mới ra đời là thích quấy khóc, cử động không yên; có trẻ lại yên tĩnh không quấy khóc. Đây hiển nhiên là do yếu tố di truyền tạo nên đặc tính riêng của mỗi loại thần kinh và tình trạng giáo dục thai nhi… Vì vậy, thực hiện sức khỏe tâm lý nên bắt đầu từ thời kỳ thai nhi. Cơ thể mẹ khi mang thai, các biến đổi về tâm sinh lý và các biến đổi vật lý, kích thích hóa học đều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Có thể nói rằng, giáo dục thai nhi là cơ sở để giáo dục sức khỏe tâm lý, là nền tảng bồi dưỡng nhân tài ưu tú.

chăm sóc thai nhi
chăm sóc thai nhi

Cũng có người hoài nghi cho rằng sống trong môi trường bên trong tử cung thì thai nhi có thể tiếp nhận sự giáo dục được không? Giáo dục thainhi là từ chỗ hiểu được cảm giác của thai nhi trong lòng mẹ làm cơ sở. Diễn biến quá trình mang thai cũng là quá trình hệ thần kinh của thai nhi không ngừng phát triển hoàn thiện. Theo sự phát triển của thai nhi, các cơ quan thị giác, thính giác, xúc giác có tính cảm nhận tăng dần. Khi người ta kích thích âm thanh từ bên ngoài, hoặc chiếu ánh sáng mạnh, hoặc dùng tay tiếp xúc nhẹ nhàng đụng khẽ vào thai nhi trong bụng thì sẽ thấy thai máy tầng, tiếng tim thai tăng nhanh. Hơn nữa, kích thích mạnh, yếu khác nhau, thai nhi sẽ cử động với mức độ khác nhau.

Qua nghiên cứu cho thấy, khi thai nhi được 4 tháng phản ứng rất nhạy với ánh sáng, từ 5 -6 tháng bắt đầu có cảm giác, từ 7 – 8 tháng thì có cảm nhận thính giác. Biết được đặc điểm phát triển của thai nhi, có thể tác động một cách tích cực vào sự phát triển thính giác, thị giác, xúc giác, cảm nhận chấn động của thai nhi, làm tế bào não không ngừng phát triển, sự liên hệ giữa các tế bào càng thêm chặt chẽ. Sau khi thai nhi ra đời, não phát triển mạnh khỏe, sự phát triển trí lực khác thường rõ rệt. Trẻ trong những môi trường gia đình, trường học, xã hội tốt thì khả năng quan sát sẽ phát triển nhanh chóng, mức phát triển tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, biểu đạt ngôn ngữ và thực hiện động tác cũng tăng rõ so với những trẻ không được giáo dục thai nhi.

Một trường hợp nói lên sự “ thần kỳ ” của giáo dục thai nhi là có một nghệ sĩ đàn violon người Nga khi vợ mang thai đã thường xuyên chơi bản’ nhạc vui mới sáng tác và vợ ông đệm nhạc. Sau này đứa con của họ được sự quan tâm hun đúc tài năng của gia đình, khi lên bốn đã biết chơi violon. Một hôm đứa trẻ này đột nhiên chơi bản nhạc mà bố mẹ bé chưa dạy bao giờ. Bản nhạc này lại đúng là bản nhạc mà đứa trẻ khi còn trong bụng mẹ đã được nghe. Điều này làm bố mẹ cậu bé vô cùng kinh ngạc về trí nhớ của cậu bé khi còn là thai nhi trong bụng mẹ. Thực tiễn chứng minh, trẻ em đã từng được giáo dục bằng âm nhạc lúc còn là thai nhi, sau khi ra đời hiểu biết về âm nhạc hơn hẳn những trẻ bình thường khác, đặc biệt là khả năng mô phỏng tiết tâu rất xuất chúng. Vì vậy, phụ nữ khi mang thai thường nghe nhạc, đặc biệt là những nhạc hay, có thể làm thai nhi trong bụng cảm thấy dễ chịu, điều này có lợi trong việc bồi dưỡng tính cách cho trẻ và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, trạng thái tâm lý và tính tình của mẹ cũng ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của toàn cơ thể, và gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ, thai phụ tinh thần xáo trộn, buồn’bực, sợ hãi, nhịp tim tăng nhanh, thai nhi trong bụng cũng cảm nhận được sự xáo động này mà không yên.

Tóm lại, giáo dục thai nhi là quá trình pháttriển hệ thống thần kinh của thai nhi, do mẹ mang thai nhận được-kích thích tốt từ môi trường bên ngoài mà duy trì được trạng thái tâm lý tốt, đồng thời làm hệ nội tiết điều tiết cân bằng, qua máu truyền vào thai nhi, ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của não, từ đó làm tư chất tự nhiên của thai nhi phát triển theo hướng tốt. Từ đó có thể thấy, đối với việc bồi dưỡng sức khỏe tâm lý cho trẻ sơ sinh thì giáo dục thai nhi rất quan trọng và có ý nghĩa xã hội thực tế.

Phương pháp giáo dục thai nhi

Vai trò của người cha: Giáo dục thai nhi không chỉ là việc của riêng người mẹ, người chuẩn bị làm cha cũng nên tích cực tham gia và có trách nhiệm quan trọng. Sinh con và nuôi con là nghĩa vụ và trách nhiệm của cả cha và mẹ.

Giáo dục thai nhi
Giáo dục thai nhi

Khi vợ mang thai thì càng cần sự chăm sóc, động viên an ủi của chồng, người chồng cần chăm sóc vỢ mình về ăn uống và tinh thần, tạo bầu không khí gia đình ấm áp, tạo cho người vợ đang mang thai có được trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ, đó cũng là một phần của giáo dục thai nhi. Tại Nhật Bản, có một hội âm nhạc gọi là “Hội Âm nhạc giáo dục thai nhi”, quy định phụ nữ mang thai phải mời chồng mình cùng tham gia, cho rằng như vậy thai nhi trong bụng sẽ càng “vui hơn”. Các khoa học gia phát hiện, vợ trong thời kỳ mang thai, nếu người chồng thường xuyên la mắng lớn tiếng, cãi nhau, làm gia đình không ổn định, đứa trẻ sinh ra về mặt tâm lý và tình cảm sẽ rất yếu ớt, tính cách yếu đuối, thậm chí có thể trở thành đứa trẻ có trạng thái tâm lý bất thường. Có thể thấy lời nói, cử chỉ và thái độ của người chồng không những ảnh hưởng đến người vợ đang mang thai mà còn ảnh hưởng cả đến thai nhi trong bụng mẹ.

Người chồng nên chủ động, tích cực giúp đỡ vợ, cùng thực hiện tốt giáo dục thai nhi. Ví dụ buổi tối trước khi đi ngủ, người chồng có thể nói chuyện với thai nhi, biểu đạt sự yêu thương, mong đợi đối với đứa bé trong bụng, dù rằng thai nhi chẳng nghe được một lời nào, cũng không hiểu gì, thế nhưng nói chuyện với thai nhi bằng phương pháp này thì thai nhi có thể cảm nhận được. Thực ra, âm thanh dịu dàng là một cách thể hiện tình thương yêu. Ngoài ra có thể dùng tay xoa nhẹ bụng của vợ, giống như đang chơi đùa cùng thai nhi, thậm chí mỗi ngày có thể hát một khúc nhạc vui, hay một đoạn ru con …điều này sẽ làm thai nhi trong bụng cảm thấy thật tuyệt vời. Lúc này, người vợ cũng sẽ cảm thấy được sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của chồng, cảm giác hạnh phúc này sẽ truyền đến cả thai nhi. Vì vậy, trong toàn bộ thai kỳ, mẹ tuy ở địa vị trực tiếp, cha ở địa vị gián tiếp, nhưng sự phát triển của thai nhi và đặc biệt là phát triển trí lực thì vai trò của cha và mẹ đều ngang nhau.

  1. Kích thích âm nhạc: Thai nhi tuy sống trong bụng mẹ nhưng không phải là một thế giới yên tĩnh. Trong lòng mẹ ấm áp, có những kích thích âm thanh như nhịp tim của mẹ, tiếng đập của mạch máu, nhu động ruột., có thể thúc đẩy sự phát triển của não. Nếu mọi người tạo thêm những kích thích âm nhạc nữa thì càng có lợi cho sự phát triển não của thai nhi.

Các khoa học gia cho rằng, âm nhạc có tác động tâm lý và vật lý. Những người trẻ tuổi sắp trở thành cha, mẹ có thể thường xuyên tham gia các buổi nhạc hội, thưởng thức những nhạc hay … tạo trạng thái tinh thần vui vẻ, ổn định, điều hòa các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, tạo điều kiện tốt hơn nữa cho thai nhi phát triển. Ngoài ra, âm nhạc nghe được từ tai mẹ có thể xuyên qua thành bụng, kích thích trực tiếp hệ thần kinh của thai nhi, làm sản sinh dòng điện sinh học do kích thích nhận được từ tế bào thần kinh thính giác, tạo phản ứng sinh học, truyền đến bộ phận thần kinh tương ứng, tăng tốc độ phát triển của đại não, thúc đẩy chức năng não theo xu hướng hoàn thiện. Hiện nay tại phương Tây có rất nhiều quốc gia chọn âm nhạc để giáo dục thai nhi một cách phổ biến, dùng âm nhạc kích thích thính giác thai nhi thu được kết quả rất tốt. Một bệnh viện tại Uc qua điều tra và báo cáo: 35 thai phụ trong thời kỳ mang thai mỗi ngày đều thưởng thức âm nhạc, những,đứa bé sau khi ra đời khi trưởng thành có 7 người là nhạc sĩ, 2 người là diễn viên múa, những người còn lại đều có tố chất tốt’về âm nhạc. Những đứa bé đã được giáo dục thai nhi có thành tích học tập tốt hơn hẳn, thông minh hoạt bát hơn so với những đứa bé không được tiếp nhận hình thức giáo dục này. Tại Trung Quốc hiện nay cũng có không ít vùng đã triển khai giáo dục thai nhi bằng âm nhạc. Thực tế chứng minh, âm nhạc có lợi cho sự phát triển của đại não, đứa bé sinh ra thông minh lanh lợi, có năng khiếu âm nhạc, cần chú ý âm nhạc này là loại âm nhạc vui, tạo cảm giác tinh thần thoải mái vui vẻ, không chọn nhạc buồn, kích động, xáo trộn tinh thần, tạo cảm giác bất an. Khi nghe nhạc với cần chỉnh âm thanh vừa phải, nếu phối hợp với động tác xoa nhẹ bụng thì hiệu quả càng tốt. Vì động tác xoa nhẹ kích thích xúc giác của thai nhi, làm kích thích thần kinh thính giác và xúc giác của thai nhi liên hệ với nhau, càng có lợi cho sự phát triển hệ thống thần kinh não.

  1. Kích thích bằng đối thoại: Cô” gắng giao lưu với thai nhi bằng cách đối thoại. Có thể bằng cách mẹ hát cho con nghe, người cha hát kề bên cạnh thành bụng mẹ, như vậy không những tăng thêm tình cảm cha mẹ và thai nhi mà còn luyện tập ngôn ngữ. Có người còn chủ trương nên gọi tên đứa bé trong bụng bằng cái tên dễ thương, kể chuyện cho thai nhi, tạo nên bầu không khí tốt đẹp giáo dục thai nhi, để bé khi ra đời cảm nhận được ngay tình cảm yêu thương của cha mẹ. Thực tiễn chứng minh, Khi mang’ thai mẹ thường nói chuyện với thai nhi sẽ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và trí lực khi bé ra đời.
  2. Kích thích bằng cử chỉ vuốt ve: Trường hợp bình thường, khi được 16 tuần {4 tháng), thai nhi bắt đầu cử động trong nước ối, thai phụ có thể tự cảm nhận được thai máy. Lúc này nếu mẹ có cử động đáp ứng thích hợp thì sẽ kích thích cảm giác vận động của thai nhi, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của đại não.

Mang thai sau 4 tháng: Trước khi ngủ, nằm trên giường, thai phụ có thể dùng tay đặt lên bụng, nhấn nhẹ bụng thi không lâu thai nhi sẽ cử động như là đáp lại mẹ. Thai khoảng 6 tháng bắt đầu có phản ứng khi vỗ nhẹ hoặc đụng nhẹ làm thai nhi cử động, mỗi ngày luyện tập 10 -15 phút, cho đến trước ngày dự sinh 2-3 tuần thì ngưng. Tập luyện như vậy có thể luyện tập lực cho cơ của thai nhi, tạo cho bé có phản ứng nhanh nhẹn linh hoạt sau khi ra đời, biết đi đứng sớm hơn. Nhưng cần chú ý, động tác luyện tập cần nhẹ nhàng mềm mại, tránh gây chấn động, mức độ tập vừa phải. Nếu thấy thai không yên thì ngừng tập ngay để tránh ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Nếu thấy hiện tượng co tử cung hay đau bụng xuất huyết cần ngừng tập ngay.

5 Kích thích ánh sáng: Thị giác của thai nhi phát triển chậm hơn các cảm giác khác, nhưng không phải hoàn toàn không cảm nhận thị giác. Khi chiếu đèn trực tiếp vào thành bụng, thai nhi sẽ lẩn tránh ánh sáng, thậm chí có thể xoay đầu. Sau tuần thứ 36 (thai 9 tháng), khi thai nhi thức tỉnh, dùng đèn pin có ánh sáng yếu tắt mơ lièn tục chiếu trực tiếp vào bụng thai phụ, có lợi cho sự phát triển thị giác của thai nhi. Nhưng cần tránh ánh sáng mạnh, và thời gian chiếu cũng không nên quá dài, mỗi ngày 5- 10 phút là vừa.

Cần đưa giáo dục thai nhi vào một trong những nội dung học về chất lượng sinh sản. cần tích cực áp dụng giáo dục thai nhi theo phương pháp khoa học đồng thời cần có sự nỗ lực của cả cha và mẹ để tạo hoàn cảnh giáo dục tốt, tạo được những kích thích có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.